Soạn văn 11 bài Sông Đáy ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Sông Đáy ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm 


1. Tác giả

- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội)

- Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam

- Ông tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công

- Ông hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.

- Phong cách nghệ thuật: - Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.

- Tác phẩm chính:Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991;  Mùa hoa cải bên sông, 1989; Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992; Ngôi nhà tuổi 17 1990; ...


2. Tác phẩm

a. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cả

b. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.

c. Bố cục

Bố cục bài thơ được chia làm 4 phần tương ứng với 4 đoạn thơ:

– Phần 1: Từ đầu đến “tiếng lá reo”.

– Phần 2: Từ “Những chiều xa quê” đến “giàn dụa nước mưa sông”.

– Phần 3: Từ “Sông Đáy ơi” đến “một trăng xưa”.

– Phần 4: Còn lại.

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.

+ Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

Soạn văn 11 bài Sông Đáy ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trong khi đọc


Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”.

Lời giải

Mối quan hệ: Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân.


Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?

Lời giải

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại khổ 3, 4?

Lời giải

Điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại khổ 3, 4 vì:

- Nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Tác giả lặp lại ở cả hai khổ để thể hiện sâu sắc tình cảm của mình sẽ không bao giờ quên

2. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Lời giải

- Bài thơ Sống Đáy được viết theo thể thơ: Tự do

- Cách lựa chọn thể thơ tự do cùng cách chấm câu trong bài thơ các tác dụng:

+ Tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, để từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình.


Câu 2 (trang 40, SGK  Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Lời giải

- Sông Đáy hiện lên qua mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình:

+ Từ ký ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

- Các mốc thời gian sắp xếp theo: Trình tự hành trình cuộc đời của nhân vật trữ tình

- Ý nghĩa của trình tự:

+ Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn.

+ Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Lời giải

- Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

- Ý nghĩa của hình tượng người mẹ

+ Giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời.


Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Lời giải

- Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”.

- Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.


Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Lời giải

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình.

=>> Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống.


Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Lời giải

- Tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng vì:

+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tuổi thơ của mỗi con người, hành trình phát triển nên mỗi con người đều gắn liền với quê hương. Vì thế trái tim của mỗi người con đất Việt đều luôn dõi theo và hướng về quê hương.

+ Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp từ bao đời và  vô cùng đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

+ Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

+ Cách mà quê hương mang đến ấn tượng sâu sắc cho con người không xuất phát từ sự sắp đặt hay ép buộc. Bởi hai tiếng "quê hương" đã thấm nhuần trong tâm trí in sâu trong tâm hồn mỗi người. Đó không chỉ là nơi ta được sinh ra, đó còn là nơi cho ta biết đến những cái hay, cái đẹp, cái bình dị nhất của cuộc sống.

- Tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt không thể thay đổi bởi giá trị và hạnh phúc mà quê hương đem lại cho mỗi con người là vô cùng to lớn và cao cả.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question