Soạn văn 11 bài Một người Hà Nội ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Một người Hà Nội ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Khải (1930-2008), tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, quê ở Hà Nội

- Nguyễn Khải viết văn từ khi 20 tuổi, được biết đến từ tiểu thuyết "Xung đột".

- Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề, đặc biệt là thái độ của con người trước những sự biến đổi rắc rối của đời sống

- Tác phẩm chính: Xung đột, Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,.....

- Phong cách nghệ thuật: Có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lý nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

b. Thể loại 

- Truyện ngắn

c. Bố cục

Văn bản chia thành 5 phần:

- Phần 1:Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về cô Hiền.

- Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại.

- Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.

- Phần 4: Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau chiến thắng mùa xuân 1975.

- Phần 5: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ đổi mới.

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung: Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội đồng thời gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Khắc họa nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

- Giá trị nghệ thuật: Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lý. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

Soạn văn 11 bài Một người Hà Nội ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa


Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền. Nhận xét về tính cách cô Hiền, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả lại cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Lời giải

Nhân vật trung tâm là cô Hiền: Những tính cách và suy nghĩ của cô Hiền

- Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn rũa con cái khuôn phép

- Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ

- Tính cách và phẩm chất của cô Hiền

+ Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn. Trong hôn nhân cô tinh tế chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành. Đối với chuyện sinh con cô Hiền dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo. Việc dạy concũng được cô vô cùng chú trọng dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành. Cô chiêm nghiệm lẽ đời bằng cách luôn lạc quan vui vẻ, nói nhiều. Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nướcCô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ. Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước

→ Cô Hiền với nhân cách thanh lịch, là hạt bụi vàng của Hà Nội với bao thăng trầm vẫn sống có ý nghĩa cho đất nước

- Tác giả cho rằng cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội vì:

+ Nói đến hạt bụi, người la nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu.

+ Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường thấm sâu những nét tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng, áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là truyền thống cốt cách người Hà Nội.


Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, người mẹ của Tuất, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.

Lời giải

- Nhân vật “tôi”:

+ Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

+ Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

=>> Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.

- Nhân vật Dũng:

+ Dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.

→ Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm chất cao đẹp của thanh niên Việt Nam.

- Người mẹ của Tuất:

+ Yêu thương con hết mực, nén đau thương, nén nỗi đau mất con để tiếp tục cuộc sống.

- Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỷ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội =>> Là những cá nhân nên bị phê phán và lên án.


Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Lời giải

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi lên nhiều suy ngẫm:

+ Cây si có thể chao đảo trước biến động của thời cuộc nhưng những giá trị tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, vững bền nhất của Hà Nội sẽ không mất đi như cây si có thể hồi sinh sau trận bão.

+ Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đó cũng là quy luật xã hội

+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ nói lên quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện niềm tin của con người khi cứu sống được cây cối

+ Cây si là biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước

+ Tuy Nhiên cây si cổ thụ bị bão đánh bật rễ ở đền Ngọc Sơn chỉ có thể hồi sinh khi con người có ý thức gìn giữ và biết cách bảo tồn. Nếu con người thờ ơ, vô trách nhiệm với nó thì chưa chắc cây si cổ thụ có cơ hội sống sót.

Lời giải


Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải có gì đáng chú ý?

Lời giải

Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.

+ Mang phong vị hài hước có duyên trong lời kể của nhân vật

+ Tính đa thanh thể hiện nhiều trong lời kể, nhiều giọng điệu được xuất hiện trong cây chuyện.

+ Giọng trần thuật khiến truyện vừa gần gũi, vừa đậm chất hiện đại

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi” và các nhân vật khác: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

+ Tạo tình huống gặp gỡ nhân vật “tôi” và nhân vật khác.

+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, pha chút hài hước, tự trào

=>> Sự kết hợp của hai nghệ thuật trên góp phần tăng sức gợi hình gợi cảm, đồng thời nhấn mạnh vị trí của từng nhân vật trong câu chuyện.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question