Soạn văn 11 bài "Làm việc" cũng là "làm người" ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài "Làm việc" cũng là "làm người" ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả 

Giản Tư Trung: Là một nhà giáo dục, nhà khởi xướng việc xây dựng một số tủ sách nền tảng dành cho các đối tượng độc giả khác nhau, cũng là người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục doanh nhân và giáo dục cá nhân tại Việt Nam.

Soạn văn 11 bài "Làm việc" cũng là "làm người" ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa


Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định luận đề và các luận điểm chính của văn bản.

Lời giải

Luận đề: “Làm việc” cũng là “làm người”

Các luận điểm chính của văn bản:

- Dẫn vào vấn đề

- Giải thích cho quan điểm của tác giả “công việc, chính là cuộc sống”

- Mối quan hệ giữa đạo sống và đạo nghề

- Tự đặt câu hỏi cho bản thân và trả lời chúng


Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tính thuyết phục của hệ thống lí lẽ, bằng chứng đã được tác giả sử dụng trong văn bản.

Lời giải

- Mở đầu văn bản, tác giả sử dụng một tình huống rất gần gũi và đơn giản để dẫn vào vấn đề đó là câu hỏi của một học viên về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống → Điều đó không chỉ tạo sự gần gũi mà còn giúp kéo gần vấn đề đó với cuộc sống hơn.

- Phần thân bài, tác giả đưa ra một loạt những dẫn chứng, lý lẽ để làm sáng tỏ luận điểm của mình:

+ ai trong chúng ta cũng gắn với một hay một số nghề hay công việc và dành phần lớn cuộc đời mình để làm nghề hay làm việc đó.

+ “sống” ở nơi làm việc có khi nhiều hơn ở nhà

+ “đạo sống” và “đạo nghề”

+ “làm việc” là làm người” và “làm người” thì không thể không “làm việc”

+ “tìm thấy chính mình” là hành trình tìm kiếm con người văn hóa và con người chuyên môn của mình

+ Trong tác phẩm Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri có đoạn:…

→ Hàng loạt những dẫn chứng, lý lẽ của tác giả nhằm khẳng định con người đang làm việc thì tức là họ đang sống. Hai khái niệm ấy luôn song hành và đan xen nhau và chúng ta phải biết cách dung hợp nó

- Kết luận, tác giả kết luận bằng việc đặt ra những câu hỏi tu từ khiến người đọc phải suy ngẫm và tự tìm câu trả lời → Cách kết luận như vậy rất thu hút và tạo sự mới mẻ cho người đọc.


Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liên hệ bản thân và nêu suy ngẫm của bạn về vấn đề được tác giả gợi ra trong văn bản.

Lời giải

Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi người hoạt động là yếu tố không thể bỏ qua. Trong hoạt động đó, tồn tại những hoạt động kép như: Làm việc, vui chơi,... nhưng trên hết của tất cả hoạt động, chúng ta phải kể đến hoạt động làm việc. Quả thật như vậy làm việc chính là làm người. Trong quá trình làm việc đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, lo toan, tình toán,.. từ những yếu tố đó đòi hỏi con người vận dụng tất cả kĩ năng mềm, tri thức của bản thân, đặc biệt từ những yếu tố trên đưa con người đến với những trải nghiệm, chiêm nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề một cách tinh tế và đa chiều. Vì vậy bản thân hãy tìm cho mình một công việc hợp lí, lành mạnh để từ chính công việc đó khiến chúng ta muốn thưởng thức, được hăng say, có tinh thần phát triển và tiếp thu công việc. Thế nên để trở thành một con người tốt và nhân văn hãy bắt đầu thực hiện nó từ chính cách làm việc của bạn.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question