Soạn văn 11 bài Đọc tiểu Thanh Kí ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài  Đọc Tiểu Thanh kí ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm

1.Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long Hà Nội

- Cuộc đời từng trải phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Hán: Gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Phong cách sáng tác:

+ Xoay quanh các tác phẩm mang giá trị tư tưởng nhân đạo, đề cao giá trị nhân văn của con người, các tác phẩm đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống con người, nhất là những người mang số phận nhỏ bé bất hạnh

+ Lên án tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

2. Tác phẩm 

a. Xuất xứ

- Tác phẩm được Vũ Tam Tập dich, trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1965)

b. Thể loại

- Tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí thuộc thể loại: thất ngôn bát cú Đường Luật.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

d. Bố cục đoạn trích

- 4 phần:

+ Đề - thực - luận - kết.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung

+ Bài thơ là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

- Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ: trữ tình đậm chất triết lí.

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Soạn văn 11 bài Đọc tiểu Thanh Kí ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa

1.Trong khi đọc 


Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Lời giải

- "Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.


Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.

Lời giải

- Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:

+ Hai câu thực: “thần chôn vẫn hận”, “không mệnh đốt còn vương”

+ Hai câu luận: “nỗi hờn kim cổ”

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Lời giải

- Bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.

+ 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.

+ 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.


Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Lời giải

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.


Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Lời giải

Nhà thơ cho rằng mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ, nói về sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc của Nguyễn Du đến độ “tri âm tri kỉ”.


Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Lời giải

+ Đối lập giữa: Cảnh đẹp >< gò hoang

Tác dụng: Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ nhằm thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.


Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Lời giải

Nguyễn Du đã đặt mình vào vị trí của Tiểu Thannh, khóc và thương thay thân phận của nàng, không những thế gửi gắm nỗi niềm băn khoăn của bản thân mình qua hai câu thơ kết. Cái cốt lõi ở đây không chỉ là khóc và đồng cảm với Tiểu Thanh, đặc biệt còn là nỗi băn khoăn của tác giả về hậu thế ai sẽ khóc ông.


Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.

Lời giải

Phải khẳng định rằng thi ca của Nguyễn Du vô cùng ấn tượng khi viết về thân phận của người con gái, Đọc tiểu Thanh kí cũng vậy, cũng là đề tài nói về số phận bi thảm của người phụ nữ thời phong kiến. Tiểu Thanh qua lời thơ của Nguyễn Du là cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng vô cùng bạc mệnh, nàng chết bởi nỗi cô đơn khi đang ở độ tuổi đẹp nhất của thanh xuân. Tiểu Thanh rất yêu thơ ca, vào những ngày cuối đời nàng đã đặt bút viết nên rất nhiều bài thơ những bị người vợ cả đốt. Nguyễn Du như oán hận thay thân phận Tiểu Thanh, ông đã đến chính ngôi mộ của nàng đồng thời những oán hận, những xót thương đã được òa đến trong hiện thực của Nguyễn Du lúc này, để rồi tác phẩm đọc Tiểu Thanh kí được ra đời. Tác giả đã mượn bài thơ và hình ảnh nàng Tiểu Thanh để gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như chính nàng và Thúy Kiều. Vì thế thông  điệp của bài thơ cũng được hiểu rằng: "Quyền được sống, quyền được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa".

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question