Soạn văn 11 bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi trước hiên nhà ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi trước hiên nhà ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm 


1. Tác giả

Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quang Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.


2. Tác phẩm

a. Phương thức biểu đạt:

Tự sự, biểu cảm

b. Thể loại:

Tản văn

c. Bố cục:

Chia văn bản làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.

- Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

  • Giá trị nội dung

- Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.

- Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

Soạn văn 11 bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi trước hiên nhà ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa


Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?

Lời giải

Người vợ trong văn bản để lại trong em nhiều sự thương mến và cảm phục. Suốt hơn 20 năm chờ đợi với biết bao yêu thương, buồn tủi, cả những lo lắng bồn chồn nhưng không đợi được hạnh phúc trọn vẹn. Qua đó ta thấy được tấm lòng son sắt, thủy chung của người vợ dành cho người chồng chinh chiến nơi xa.


Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.

Lời giải

- Niềm khao khát đoàn tụ được thể hiện qua những ngóng trông người từ phương xa trở về.

+ “Mỗi ngày sau khi đi làm đồng về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.”

+ “Hai mươi năm, dượng không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ … báo tin cho gia đình.”

+ […] Những ngày sau đó, gai đình tôi nao nức trong niềm vui chờ đợi.


Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

Lời giải

Có lẽ đại dịch Covid - 19 là hiện thực phản ánh rõ nhất về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống. Đây là thời điểm của những sự khủng hoảng về nhân lực hỗ trợ, về số lượng bệnh nhân, về trang thiết bị y tế,... đứng trước tình thế đó, không biết bao những y bác sĩ tuyến đầu đã chung tay góp sức hỗ trợ tình hình xã hội lúc này. Góc khuất của những công việc cao cả đó là những khao khát về sự đoàn tụ với người thân gia đình của họ. Họ lo cho người thân, gia đình, họ mong muốn được đoàn tụ, cũng từ tình hình căng thẳng của dịch bệnh khi đó cũng khiến họ phần nào áp lực về sức khỏe của gia đình mình. Những "thiên thần áo trắng" danh xưng này có lẽ hoàn toàn xứng đáng với họ, thời điểm mà ai nấy đều di chuyển để tìm nơi an toàn ngược lại họ sẵn sàng đối mặt với những nguy hiểm. Thậm chí họ đã khao khát rằng chỉ cần một cuộc điện thoại, chỉ cần nhìn thấy hình ảnh gia đình, người thân của họ còn được bình an là niềm hạnh phúc to lớn nhất đối với họ lúc này. Có những khi thấy hình ảnh những đứa con thơ nhớ cha nhớ mẹ mà khóc họ cũng chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục hành trình mang bình an đến cho xã hội, tìm lại sự sống đến cho nhân dân. Cho đến ngày nay mỗi khi nhắc đến đại dịch Covid - 19 đã khiến con người chúng ta dường như phải ám ảnh về "con quỷ" của xã hội này, đồng thời cũng qua đại dịch đó cho chúng ta thông điệp về sự trân trọng những người thân yêu quanh chúng ta.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question