Soạn văn 11 bài Đây mùa thu tới ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Đây mùa thu tới ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

- Xuân Diệu (1916 – 1985) - Ngô Xuân Diệu

- Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

- Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

- Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

- Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Các tác phẩm chính:

+ Tiểu luận phê bình: Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ,…

+ Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,…

+ Văn xuôi: Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,Ký sự thăm nước Hung, Triều lên,…


2. Tác phẩm

a. Thể loại, phương thức biểu đạt

- Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cả

b. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm

- “Đây mùa thu tới” là tác phẩm rút trong tập “Thơ thơ” được Xuân Diệu sáng tác vào năm 1938.

c. Bố cục 

Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.

Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Khu vườn mùa thu.

Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.

Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

Bài thơ không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Bài thơ sử dụng thể thơ 7 chữ

+ Ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng đầy độc đáo, lôi cuốn.

+ Bài thơ sử dụng nhiều từ láy như ngẩn ngơ, mong manh, rung rinh, run rẫy, đìu hiu,…

+ Tác giả sử dụng điệp cấu trúc “mùa thu tới” để nói lên sự hồ hởi, chào đón “nàng thu” của mình.

+ Xuân Diệu liên tiếp sử dụng những từ ngữ đặc sắc và đầy chất gợi trong bài thơ.

+ Sử dụng phép tu từ nhân hóa, Xuân Diệu đã khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ

Soạn văn 11 bài Đây mùa thu tới ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trước khi đọc


Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Lời giải

Điệp ngữ "mùa thu tới" mang ý nghĩa:

Báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự giao cảm tinh tế nhạy bén. Sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình. Xuân Diệu đón mùa thu bằng cả tấm lòng.


Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Lời giải

Sự khác lạ: “Hơn một” có nghĩa là vài là mấy nhưng lại không mang tính cụ thể, không dùng từ mấy, vài vì nó xã định giới hạn dùng từ “hơn một” gợi nhiều giá trị gợi cảm hơn. Tác giả không nói "đôi ba...”, mà lại viết "hơn một" cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới.


Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách chấm câu của khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Lời giải

Sử dụng dấu ba chấm ở cuối mỗi dòng thơ. Từ đó làm cho câu thơ thêm dài, tạo cho người đọc sự trải dài trong ý thơ và mở rộng mọi giác quan cho người đọc cảm nhận.

2. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em.

Lời giải

- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang".

- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.


Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Lời giải

- Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: Rặng liễu đìu hiu, mùa thu tới, lá vàng.

→ Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng.


Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?

Lời giải

- Trật tự của hoa: Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối.

- Trật tự của lá: Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn.

- Trật tự của cành: Đến cành cây là thứ mang sức mạnh như vậy cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn.

→ Có thể thấy, mùa thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới.


Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 và khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Lời giải

- Khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới. Tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu.

- Khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới. Tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện.

→ Ý nghĩa: Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.


Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói", "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Lời giải

Trong hai câu thơ 3, 4 của khổ 3, hình ảnh thiếu nữ "ít nhiều" chưa xác định. Buồn tương tư, "buồn không nói". Một dáng điệu "tựa cửa nhìn xa", một tâm hồn "nghĩ ngợi gì" rất mơ hồ, xa xăm:

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

- Tâm trạng: Trong hai câu kết của bài thơ, hình ảnh “ít nhiều thiếu nữ” được coi là chưa xác định về số lượng. Có thể là một, là hai, cũng có thể là rất nhiều thiếu nữ được miêu tả với tâm trạng "buồn không nói". Buồn là trạng thái cảm xúc chán nản của con người, "buồn không nói" là miêu tả cảm xúc buồn chán không nói nên lời, không biết kể với ai, chỉ giữ riêng trong lòng và "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi" một điều gì đó rất rất mơ hồ.

→ Qua đó, có thể thấy mạch cảm xúc, chuỗi tâm trạng chủ đạo của bài thơ là mạch cảm xúc buồn tủi, mơ hồ không rõ nguyên nhân.


Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu và lý giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Lời giải

- Về nội dung:

+ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, cùng với tâm trạng của nhân vật chính khi đón nhận mùa thu.

+ Thu hứng của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính.

+ Thu điếu của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

- Về nghệ thuật:

+ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ tinh tế, dịu dàng để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời, bài thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

+ "Thu hứng" của Đỗ Phủ và "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đều sử dụng các thể thơ cổ điển, tạo nên sự trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến còn sử dụng thể thơ Lục bát, tạo nên sự độc đáo và phong phú cho tác phẩm.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question