Soạn văn 11 bài Chiều sương ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Chiều sương ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm


1. Tác giả Bùi Hiển

- Bùi Hiển (1919 - 2009) là một nhà văn Việt Nam

- Ông từng tham gia làm việc với nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn

- Bùi Hiển sinh ra tại Nghệ An trong một gia đình khá giả và sớm được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam.

- Đặc điểm nghệ thuật: Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).


2. Tác phẩm Chiều sương

a. Thể loại

- Truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là Tự sự

d. Bố cục

Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1 - Từ đầu đến “từ chối bao giờ”: Cảnh vật làng chài và cuộc gặp gỡ với lão Nhiệm Bình.

+ Phần 2 – Còn lại: Những câu chuyện đi biển kì ảo.

e. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

- Tác phẩm không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên mà còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống lao động. Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt

  • Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản

- Xây dựng tâm lí nhân vật tinh tế

- Có sự kết hợp giữa thực và ảo tạo ra một không khí gần gũi và ấm áp mà không gây cảm giác lạnh lẽo hay sợ hãi.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trước khi đọc


Câu hỏi (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nhan đề truyện, bạn hãy dự đoán nội dung văn bản nói về điều gì?

Lời giải 

Nhan đề Chiều sương, gợi cho người đọc về liên tưởng về thời gian - thời điểm tác giả chọn để khai thác, làm chủ đề chính cho toàn đoạn trích.

2. Trong khi đọc 


Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của ai?

Lời giải 

Thông qua chi tiết: “...Chàng đi lang thang…..Chàng rẽ vào nhà một ông bạn già. Chàng thấy lão đang ngồi xổm…” → Cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “chàng trai”.


Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ đây trở đi, người kể chuyện là ai? Người nghe chuyện là ai?

Lời giải 

Từ đây trở đi, người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, người nghe chuyện là chàng trai.


Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các chi tiết ở đoạn này cho thấy điều gì trong cuộc sống lao động của ngư dân?

Lời giải 

Các chi tiết ở đoạn này đã cho người đọc thấy được cuộc sống lao động của ngư dân vô cùng vất vả, gian truân và rất nguy hiểm. Bên cạnh những phút giây nghỉ ngơi yên bình, là những giờ làm việc, ra khơi, chiến đấu với sóng to biển lớn đầy thử thách, khó khăn. Dù khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng người dân chài vẫn miệt mài, chăm chỉ, kiên cường vượt mọi thử thách, sẵn sàng đương đầu với mọi hiểm nguy, thử thách của tạo hóa.


Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các ngư dân sắp được chứng kiến điều gì?

Lời giải 

Thông qua chi tiết nổi bật: “Chợt chú trai kêu: - Có ai như người trôi kia?” có thể dự đoán các ngư dân sắp được chứng kiến cảnh một người bị đuối nước sau trận gió bão vừa qua.


Câu 5 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính có ý nghĩa gì trong câu chuyện?

Lời giải 

Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện mang ý nghĩa như một chi tiết để kết nối nội dung truyện ở phần trước với phần sau. Từ sự xuất hiện ấy, tác giả đã khéo léo đưa ra tình huống truyện các ngư dân gặp cảnh người bị đuối nước, đồng thời gợi mở cho người đọc những tình huống truyện xảy ra kế tiếp.

→ Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính trong câu chuyện giống như chiếc cầu nối, là động cơ tạo nên tình huống truyện, đóng vai trò làm cho nội dung tác phẩm trở nên thú vị, thu hút người đọc hơn.

Soạn văn 11 bài Chiều sương ngắn nhất

3. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu nội dung bao quát của văn bản. Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả.

Lời giải 

- Nội dung bao quát của văn bản: Đoạn trích là những hồi niệm của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt, thuyền vừa tháo tố, thoát nạn chết này lại đâm liền vô nạn chết khác.

- Cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Nhan đề Chiều sương gợi cho người đọc về một liên tưởng thời gian, đó là thời điểm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi, gặp phải tháo tố, thử thách này vừa qua thử thách khác lại ập tới.


Câu 2 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số sự kiện chính và các chi tiết diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

PhầnSự kiệnCảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)  
Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)  

Lời giải 

PhầnSự kiệnCảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
Phần 1(chuyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)Những câu chuyện ma lão Nhiệm Bình đã gặp khi đi chài

- Lão Nhiệm Bình: giọng kể từ tốn, bình thản coi đó như câu chuyện bình thường như nói chuyện người dương gian, tay vẫn miệt mài đan lưới.

- Chàng trai: rùng mình thích thú, chăm chú lắng nghe, thi thoảng tưởng tượng như “nghe, vẳng từ sương mù dày đặc, tiếng cười giòn ríu rít”.

Phần 2 (chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão)

- Thuyền Phó Nhụy chiến đấu với phong ba bão tố.

 

 

 

- Thuyền Phó Nhụy và Xin Kính gặp nhau, cùng nhau cứu anh Hoe Chước bị đuối nước.

 

 

 

- Lần thứ hai, chiếc thuyền của Xin Kính lại gặp nạn

- Các bác chài dù đã có những dự đoán trước nhưng vẫn bị bất ngờ, vội vã, dồn mọi sức lực, kiên cường chống trả quyết liệt với tháo tố.

- Khi đầu thuyền Phó Nhụy còn ngờ vực và đề phòng thuyền bạn.

Chứng kiến có người bị đuối nước, mọi người ai cũng vội vàng, lo lắng, hồi hộp, hô nhau cứu người.

- Mọi người bị bất ngờ, vội vàng chống trả lại những “khối đen đồ sộ vụt xuất hiện chỉ cách thuyền vài chục thước”, dùng hết sức để chèo thuyền chạy khỏi “khối đen đồ sộ” ấy.


Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản Chiều sương. Việc lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm?

Lời giải 

Người kể chuyện là lão Nhiệm Bình, điểm nhìn là điểm nhìn ngôi thứ ba.

=>> Lựa chọn người kể chuyện và điểm nhìn đóng vai trò tiên quyết trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Với việc sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba với người kể chuyện là lão Nhiệm Bình - người trải nghiệm và chứng kiến tất cả sự việc, từ đó giúp cho bạn đọc nhận thấy những cảm cúc chân thực, chi tiết, cũng như việc chính bản thân được trải nghiệm, chứng kiến.


Câu 4 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tìm một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa những quan niệm này.

Lời giải 

Một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

- Quan niệm của chàng trai: không tin vào ma quỷ, “đó chỉ là điều huyễn tưởng, nảy sinh từ một khung cảnh, một tâm trạng nào đó”.

- Quan niệm của những người dân làng chài: “âm dương không phân ranh giới rõ ràng, cõi sống và cõi chết nương nhau vấn vít”.

- Điểm tương đồng giữa quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản: họ đều coi đó là những điều bình thường, không hề có chút sợ hãi, lo sợ hay mê tín quá mức khi bày tỏ quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.

- Điểm khác biệt ở quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài trong văn bản:

+ Chàng trai coi đó là điều không có thật, nên coi đó là điều huyền tưởng.

+ Những người dân làng chài lại tin điều đó có thât, luôn hiện hữu, song hành với dương gian


Câu 5 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích tác dụng của việc đan xen các yếu tố thực và ảo trong văn bản truyện.

Lời giải 

- Với việc đan xe những yếu tố thực và ảo đối với văn bản truyện được coi là yếu tố đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ, thú vị về nhân vật lão Nhiệm Bình - nhân vật đại diện cho người dân làng chài.

- Lời kể chuyện có phần hài hước, hóm hỉnh cũng như việc chi tiết ảo được đan xen trong quá trình kể chuyện giữa ông lão và chàng trai, bạn đọc sẽ cảm nhận được sự yêu đời, vui vẻ, lạc quan của những người dân lao động làng chài.

- Những khoảnh khắc lao động nguy hiểm, mệt mỏi, nhưng tinh thần của những người dân làng chài vô cùng lạc quan, yêu đời, luôn nhìn đời và hướng đến tương lai bằng con mắt tích cực.

=>> Đồng thời, thông qua đó, ta cũng thấy được sự tài tính, khéo léo của tác giả khi đưa đan xen những yếu tố thực và ảo vào trong văn bản truyện, tác giả đã biến những mẩu chuyện ma tưởng chừng rất thần bí, khiến người đọc rùng mình thành những mẩu chuyện “như nói chuyện người dương gian”,gần gũi, ấm áp.


Câu 6 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Có ý kiến cho rằng truyện chủ yếu viết về “ma”, về “thuyền ma”, về tai ương nơi biển cả và cuộc sống nhọc nhằn của dân chài, nhưng không gợi lên sự lạnh lẽo, ghê sợ mà vẫn toát ra một không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan. Hãy cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Lời giải 

- Ý kiến của em: Nhìn chung không khí truyện vẫn là không khí gần gũi, ấm áp, lạc quan vì tình đồng nghiệp, tình làng xóm, tình cảm với cả những người đã khuất.


Câu 7 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

Lời giải 

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay đã đem lại cho em nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người luôn có sự yêu mến, kính trọng và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Với họ, biển cả giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá để nuôi sống họ lớn. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy hay trêu đùa người dân đánh cá. Biển là người bạn vô tri, gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question