Soạn văn 11 bài Cầu hiền chiếu ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Cầu hiền chiếu ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả, tác phẩm


1. Tác giả

- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.


2. Tác phẩm

a. Thể loại

Chiếu cầu hiền thuộc thể loại chiếu.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài chiếu được viết vào khoảng những năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Cầu hiền chiếu có phương thức biểu đạt là nghị luận.

d. Bố cục văn bản Cầu hiền chiếu

- Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy): Mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

- Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): Cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh

- Phần 3 (còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

e. Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

- GIá trị nội dung

Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

- Giá trị nghệ thuật

Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Soạn văn 11 bài Cầu hiền chiếu ngắn nhất

II. Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa

1. Trong khi đọc


Câu hỏi 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Phần 1 nêu vấn đề gì?

Lời giải:

Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.


Câu hỏi 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Lời giải:

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.


Câu hỏi 3 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Lời giải:

Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.


Câu hỏi 4 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Lời giải:

Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.


Câu hỏi 5 (trang 78 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Lời giải:

Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li: vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước. Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.

2. Sau khi đọc


Câu hỏi 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Lời giải:

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, Gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.


Câu hỏi 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Lời giải:

- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.


Câu hỏi 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Lời giải:

- Văn bản có 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

+ Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại.

+ Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Mối quan hệ giữa nội dung các phần

+ Phần 1 là đặt vấn đề

+ Phần 2 là giải quyết vấn đề

+ Phần 3 là kết luận.


Câu hỏi 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Lời giải: 

– Nghệ thuật:

+  Cách nói sùng cổ.

+ Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.

→ Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.


Câu hỏi 5 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Lời giải:

Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

- Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp vua Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên.

- Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.

- Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung. Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu.


Câu hỏi 6 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 Tập 1):

Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Lời giải: 

Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,… Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước an dân.

Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức,thể hiện tình cảm to lớn của nhà vua với quê hương, đất nước. Qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question