Soạn văn 10 bài Thần Trụ Trời ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 10 bài Thần Trụ Trời ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Thể loại và xuất xứ

"Thần trụ trời" thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam

2. Bố cục

- Phần 1 ( từ đầu đến “sang núi kia”): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện.

- Phần 2 (tiếp đến ... “ biển cả mênh mông”): Lí giải sự hình thành trời và đất

- Phần 3 (Còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn.

3. Nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Nội dung

- Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

b. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 10 bài Thần Trụ Trời ngắn nhất

Trong khi đọc


Câu 1

Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Lời giải:

- Thời gian: Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.

- Không gian: Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.


Câu 2

Thần đã làm những gì?

Lời giải:

- Thần đã đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời, một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

Câu 3

Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?

Lời giải:

- Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết như:

+ Lí do thần dùng cột để chống trời mà không dùng tay, sau đó lại phá cột đi

+ Giải thích vì sao trên mặt đất không bằng phẳng mà có sông hồ, biển, nơi cao thì lại có núi, cao nguyên hoặc hòn đảo.

Sau khi đọc


Câu 1

Nêu các sự kiện chính của truyện. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời?

Lời giải:

- Các sự kiện chính của của truyện:

+ Thần Trụ Trời bỗng dưng xuất hiện trong đám hỗn độn và tối tăm.

+ Thần đã đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời, một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

+ Thần ném vung đá và đất khắp nơi, mỗi hòn đá văng ra là một ngọn núi hay hòn đảo; đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên; chỗ thần đào lên để lấy đất đắp cột là biển cả.

- Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề:

+ Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Thần một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.


Câu 2

Phân tích trí tưởng tượng phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Lời giải:

Một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Thần Trụ Trời bỗng dưng xuất hiện trong đám hỗn độn và tối tăm, dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời, một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi.

+ Thần ném vung đá và đất khắp nơi, mỗi hòn đá văng ra là một ngọn núi hay hòn đảo; đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên; chỗ thần đào lên để lấy đất đắp cột là biển cả.

→ Thông qua hình tượng thần Trụ Trời, người xưa muốn lý giải sự hình thành của vạn vật tự nhiên.


Câu 3

Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Lời giải:

- Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc xuất hiện các hiện tượng thiên nhiên và cách giải thích có điểm giống với các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm và cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường còn khác nhau ở chỗ Truyện Thần Trụ Trời là truyện thần thoại nhằm mục đích giải thích, khám phá và chinh phục thế giới còn Thánh Gióng là truyện truyền thuyết nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.


Câu 4

Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ Trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Lời giải:

Thần trụ trời là một vị thần có công khai phá trời đất. Thần có thân hình to lớn với cơ bắp khổng lồ và sức mạnh không lời nào diễn tả nổi. Thần có mái tóc đen dài, quấn chiếc khố to và đi chân trần. Gương mặt thần hung tợn, đáng sợ, lời nói ồm ồm, to lớn. Thần đã góp phần tạo nên trời đất, sông núi, mang lại cho trái đất những hình hài mới.


Câu 5

Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

Lời giải:

- Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên: Thần Đếm Cát, thần Tát Biển, thần Kể Sao, thần Đào Sông, thần Trồng Cây, thần Xây Núi, thần Trụ Trời.

- Theo tưởng tượng của em, còn có những thần khác như:

+ Thần Mưa, thần Mây, thần Sấm, thần Chớp, thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng,...

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question