Soạn văn 10 bài Ra-ma buộc tội ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 10 bài Ra-ma buộc tội ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Thể loại và xuất xứ

Ra-ma buộc tội thuộc thể lọai Sử thi, thuộc khúc ca thứ 6, chương 79 trích sử thi Ramayana Ấn Độ

2. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu …. được lâu): Hoàn cảnh của Rama và lửa lòng cả Rama

- Phần 2 (Còn lại): Thái độ và hành động của Xita để tự minh oan cho mình

3. Nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Nội dung

- Tình huống gay cấn, ngặt nghèo buộc nhân vật bộc lộ tình cách của bản thân

- Ca ngợi Xita với vai trò một người vợ trong trắng, tiết hành.

b. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật lý tưởng về cả ngoại hình và tâm lý

- Ngôn ngữ kịch tính

- Sử dụng hàng loạt các điển tích, điển cổ


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 10 bài Ra-ma buộc tội ngắn nhất

Câu 1 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

Lời giải:

Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện: Hoàng tử Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta xinh đẹp, kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma vì nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta ra sức thanh minh nhưng không làm lay chuyển Ra-ma, nàng đành bước lên giàn hỏa thiêu, nhờ thần lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.

Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy: Vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bầu không khí nặng nề, trang nghiêm như một phiên tòa phán xử.


Câu 2 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Lời giải:

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân, điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma là:

Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta: Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo; Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

Lời nói của Ra-ma:

- Khi đứng trước cộng đồng: rõ rành, rành mạnh, khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.

- Khi đứng trước Xi-ta: xưng hô ta - phu nhân, cách xưng hô đầy sự xa cách; thể hiện lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn khi Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”, lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”.


Câu 3 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Lời giải:

Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-tata có thể thấy quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng là:

+ Người phụ nữ nếu có vẻ đẹp về hình thức và phẩm chất nhân cách thì sẽ được xem là “khuôn vàng thước ngọc”

+ Người anh hùng lí tưởng thì sẽ là người có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao, có tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm.

- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay vì, ngày nay người ta không còn đặt nặng về các chuẩn mực ấy nữa.


Câu 4 trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?

Lời giải:

- Nhân vật anh hùng trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường

- Nhân vật anh hùng trong sử thi: có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question