Soạn văn 10 bài Chữ người tử tù ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 10 bài Chữ người tử tù ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


Mục lục nội dung

I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1.Tác giả Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân (10/07/1910 - 28/07/1987), ông sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

- Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).


2. Tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù

a. Thể loại

Chữ người tử tù thuộc thể loại truyện ngắn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời

- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mỹ.

c. Bố cục

4 phần:

- Phần 1: cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao cùng tâm trạng lo lắng của viên quản ngục

- Phần 2: cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ

d. Giá trị nội dung

- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

e. Giá trị nghệ thuật 

- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

- Xây dựng hình tượng nhân vật qua tình huống truyện éo le, oái oăm đầy kịch tính

- Khai thác triệt để bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản để lí tưởng hóa vẻ đẹp nhân vật đến mức phi thường

- Ngôn từ cổ kính trang trọng giàu chất tạo hình, gợi cảm


II. Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 10 bài Chữ người tử tù ngắn nhất

1. Trong khi đọc


Câu 1 Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại.

Lời giải 

Cuộc trò chuyện của quản ngục và thơ lại xoay quanh nội dung trại giam sắp nhận được sáu tên tù án chém, trong đó người đứng đầu là Huấn Cao. Quản ngục tỏ ý muốn biệt nhỡn Huấn Cao trong những ngày tháng cuối đời của người tử tù trong nhà lao tăm tối này.


Câu 2 Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này.

Lời giải 

Những chi tiết miêu tả nhân vật quản ngục:

- Ngoại hình: Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

- Tính cách: có tâm điền tốt và thẳng thắn, biết quý trọng người tài.

- Sở thích: Sưu tầm chữ để treo trong nhà

→ Yêu cái đẹp.

- Môi trường sống: sống trong môi trường ngục tù.


Câu 3 Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

Lời giải

- Xét theo lẽ thường, quản ngục sẽ phải cho người trông coi Huấn Cao cẩn thận, nghiêm ngặt, đối xử nghiê, khắc theo đúng tội của một tên tử tù.

- Tuy nhiên, thái độ của viên quản ngục này lại có sự khác biệt và có sự biệt đãi với Huấn Cao. Viên quản ngục tỏ thái độ kính trọng, lễ phép và coi trọng người tài khi đối mặt với Huấn Cao


Câu 4 Dựa vào hiểu biết của em về chốn lao tù và hoàn cảnh của các nhân vật trong truyện để đưa ra suy đoán về địa điểm mà họ sẽ gặp nhau

Lời giải

- Hoàn cảnh: Trong ngục tù tăm tối, hai nhân vật khác nhau về địa vị xã hội. Một người là viên quản ngục có quyền thế trong tay >< một người là tử tù đang phải lãnh án phạt. → Họ gặp nhau trong hoàn cảnh éo le.


Câu 5 Huấn Cao đã chấp nhận sự "biệt đãi" của viên quản ngục như thế nào?

Lời giải 

Huấn Cao đã chấp nhận sự biệt đãi của viên quản ngục bằng cách “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”


Câu 6 Dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?

Lời giải 

Xét trên bình diện xã hội, quản ngục và Huấn Cao ở hai vị trí hoàn toàn đối lập nhau. Một người có chức có quyền, một người tử tù. Vì vậy, Huấn Cao sẽ không bằng lòng cho chữ viên quản ngục.


Câu 7 - Bối cảnh: thời gian, không gian.


           - Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.

Lời giải 

Cảnh cho chữ:

* Bối cảnh:

- Không gian: buồng giam.

- Thời gian: vào ban đêm.

* Hành động

- Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ là người sắp phải chịu án tử hình.

- Thầy thơ lại: “run run bưng chậu mực”

- Quản ngục: “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”.

→ Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn.


Câu 8 Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Lời giải 

* Lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục:

- Huấn Cao khuyên quản ngục nên bỏ nghề rồi hãy tính đến chuyện chơi chữ.

* Thái độ của quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao: Cảm động.


Câu 9 Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?

Lời giải

Nội dung câu chuyện được kể không giống với suy đoán của em lúc ban đầu bởi Huấn Cao và Viên Quản Ngục là hai người ở hai địa vị xã hội khác nhau nên khó có thể xảy ra trường hợp cho chữ.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù

Lời giải

- Cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ.


Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Lời kể của nhân vật quản ngục (Trong phần 1) là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Lời giải

- Lời về nhân vật quản ngục là của Nguyễn Tuân. Nó giúp người đọc cảm thấy viên quan ngục có những đặc điểm khác với cách mà người ta tưởng tượng là một kẻ đại diện cho xã hội cầm quyền. Viên quản ngục là một người hiền lành, nhân hậu, biết yêu và thưởng thức cái đẹp, là một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.


Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Sự kiện nào đã tạo nên bức chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ trở nên như thế nào?

Lời giải

- Sự kiện thầy thơ lại gặp Huấn Cao, kể rõ sự tình và nỗi lòng của quản ngục.

- Sau sự kiện ấy, Huấn Cao đã có cảm tình hơn với viên quản ngục và trân trọng tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, đồng ý viết chữ tặng viên quản ngục.


Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào những chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao

Lời giải

- Những chi tiết tiêu biểu cho thấy tính cách nhân vật Huấn Cao

+ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.

+ Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm

+ Huấn Cao trả lời quản ngục: “Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô neys chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván.

+ Huấn Cao khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi....Thầy nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.”

- Đặc điểm tính cách: Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.


Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Chỉ ra yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng "Xưa nay chưa từng có". Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Lời giải

- Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi nó xuất hiện trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt:

+ Thời gian: Đêm khuya-Ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị tử hình.

+ Không gian: Buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu, ẩm ướt

Mùi thơm của nghiên mực >< mùi hôi hám, ấm mốc của căn buồng giam

→ Thời gian và không gian cho chữ xưa nay chưa từng có khi cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

+ Sự đối lập về hoàn cảnh giữa 2 con người

Người cho chữ

Người nhận chữ

-Người cầm đầu chống lại triều đình

-Mất tự do về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn

-Cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm những nét chữ trên nền lụa trắng tinh

-Một viên chức trong bộ máy cai trị, đại diện của thế lực đen tối.

-Tự do về thể xác nhưng mất tự do trong tâm hồn

-Khúm núm, run run,kính cẩn, vái lạy

+ Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại là những con người đồng điệu về tính cách. Đó là sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận,yêu và say mê cái đẹp. Trên bình diện xã hội, họ có thể đối lập nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là tri kỉ, đều là những con người yêu và say mê cái đẹp.

=> Hoàn cảnh cho chữ độc lập cùng những tương đồng, đối lập trong con người đã tạo nên một cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”.


Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Theo bạn tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?

Lời giải

+ Người ra chỉ có thể thưởng thức cái đẹp khi tâm hồn mình trong sáng, biết yêu và trân trọng cái đẹp.

+ Người thưởng thức chữ không chỉ thưởng thức bằng thị giác mà còn bằng cả tâm hồn.

+ Cái đẹp sẽ vươn lên và chiến thắng được cái ác.

+ Con người luôn phải hướng đến những điều chân thiện mỹ


Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Nêu và nhận xét một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn( Chuyện chức Phán sự đền tản viên,Nguyễn Dữ) và Huấn Cao( Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Lời giải

- Tử Văn và Huấn Cao đều là những con người mang trong mình một thái độ “ngông”. “Ngông” ở đây không phải “ngông ngênh” mà là thái độ hiên ngang, bất khuất, đầy bản lĩnh, không bao giờ đầu hàng trước cái xấu, cái ác, luôn đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question