Soạn văn 10 bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 10 bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Đỗ Phủ

- Đỗ Phủ (712 -770), quê ở Hà Nam, Trung Quốc. Ông là tác giả của Chùm thơ Thu hứng, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Nguyệt dạ, Xuân vọng, Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài...

- Phong cách nghệ thuật: da diết, trầm ngâm, nghẹn ngào thể hiện sự đồng cảm với nhân dân lầm than khốn khổ và tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thiết tha.


2. Tìm hiểu tác phẩm Cảm xúc mùa thu

a. Thể loại và xuất xứ

Cảm xúc mùa thu thuộc thể loại Thơ đường luật, sáng tác năm 766 khi nhà thơ đang cùng gia đình chạy loạn ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” bao gồm 8 bài thơ. “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ thứ 2 trong chùm thơ này.

b. Bố cục:

- Hai câu đề: cảnh núi rừng mùa thu tiêu điều, hoang vắng

- Hai câu thực: bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Hai câu luận: nỗi niềm của kẻ li hương

- Hai câu kết: cuộc sống tất bật thường nhật của những con người lao động

3. Nội dung và giá trị nghệ thuật

a. Nội dung

- Bài thơ là bức tranh mùa thu đìu hiu hiu hắt, tiêu điều hoang vắng.

- Qua khung cảnh đất nước, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm lo lắng cho đất nước đang trong cảnh loạn lạc.

- Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình.

b. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Hinh ảnh thơ thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, trầm lắng, u buồn


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 10 bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất

Câu 1 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Xác định đề tài, thể loại và bố cục của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Lời giải:

- Đề tài: Cảm xúc của tác giả trước mùa thu

- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (4 cầu đầu): Khung cảnh mùa thu

+ Phần 2 (4 câu sau): Nỗi niềm thi nhân


Câu 2 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Lời giải:

Cảm xúc mùa thu sáng tác năm 766 khi nhà thơ đang cùng gia đình chạy loạn ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” bao gồm 8 bài thơ. “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ thứ 2 trong chùm thơ này.


Câu 3 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ quan sát từ những vị trí nào?

Lời giải:

- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực trong bài thơ mang cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo còn cảnh mùa thu thông thường rất đẹp, gợi cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu.

- Để miêu được quang cảnh đó, nhà thơ đã quan sát từ vị trí trên cao nhing xuống và với tầm nhìn từ xa tới gần.


Câu 4 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Nỗi lòng nhà thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Theo em hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Nỗi lòng nhà thơ thể hiện qua hình ảnh khóm cúc nở hoa lần hai, con thuyền lẻ loi, hình ảnh mọi người nhộn nhịp may áo rét, giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông trong bốn câu thơ cuối.

Theo em hình ảnh ấn tượng nhất là: Con thuyền cô độc, lẻ loi vì nó cô độc, khao khát được quay trở về như chính tác giả.


Câu 5 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.

Lời giải:

Sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm là khung cảnh mùa thu tiêu điều, xơ xác, ảm đạm, hắt hiu mang tâm trạng buồn, lạnh lẽo, cô đơn, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.


Câu 6 trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập một

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ về tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự riêng của tác giả.

Lời giải:

Cảm xúc mùa thu là một bức tranh mà tác giả thông qua nó để gửi gắm nỗi niềm sâu kín của minhg. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng lo âu, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của mình. Qua những hình ảnh nhà thơ miêu tả về cảnh mùa thu, đã giúp chúng ta thấy được Đỗ Phủ là một thi sĩ xuất sắc không chỉ phạm vi nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn vang rộng ra thế giới. Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của tác giả Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question