Trong kho tàng văn học Việt Nam người đọc thật ấn tượng với hai tác phẩm viết về số phận bất hạnh của những đứa trẻ trong những năm tháng tuổi thơ thiếu tình thương. “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư và “Từ ngày mẹ chết” của Nam Cao là hai tác phẩm tiêu biểu tái hiện sâu sắc cuộc sống của người dân Việt Nam. Cùng so sánh và đánh giá hai văn bản để thấy được điểm giống nhau cũng như nét riêng biệt trong phong cách sáng tác của từng tác giả.

Đề bài: So sánh và đánh giá hai tác phẩm “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư và “Từ ngày mẹ chết” của Nam Cao

Đoạn trích Văn bản Lụm còi

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.

– Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

– – Là sao?- tôi chưng hửng.

– Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao têm Lụm đó.

– Sạo hoài.

Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:

– Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắn hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói qúa tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bán mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?

(Trích Lụm còi, In trong tập Xa Xôm Mũi, Nguyễn Ngọc Tư. NXB Kim Đồng, 2016)

Đoạn trích Văn bản Từ ngày mẹ chết

Không có ăn thì nhịn! Ninh nhịn từ bữa chiều hôm qua. Đật khóc, Ninh đi moi được một củ dong về nướng. Đật một nửa. Ninh một nửa. Ninh bảo Đật ăn cho đỡ đói thôi, còn cố nhịn, đợi thầy về, ăn nữa. Nhưng Đật không nhịn được. Đật chạy sang nhà bác Vụ. Bác ấy phải lấy trộm nắm cơm tối của thằng cu Chúc nhà bác ấy, đưa cho Đật, Đật mới ăn được một miếng thì Chúc biết. Chúc chạy vào nhà tìm nắm cơm của nó. Thấy mất, nó biết là nắm cơm của nó đương ở trong tay Đật. Nó chạy theo, giằng lại. Đật mất ăn, mếu xệch mồm đi, chạy về. Ninh đứng ở hè bên này, trông rõ cả. Ninh tức lắm. Chẳng biết tức Chúc hay tức Đật. Chỉ biết Ninh nghẹn ngào cả cổ. Vừa thấy Đật, Ninh nhảy xổ lại, tát đen đét vào má Đật. Đật òa lên khóc. Ninh òa khóc theo.

Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi luôn một củ ráy. Ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về nướng. Ninh gọi Đật về, lau nước mắt cho nó, rồi chị em ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh dặn em: “Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa”. Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hay không?

(Trích Từ ngày mẹ chết, in trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2002)

Cùng Topbee so sánh và đánh giá hai tác phẩm “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư và “Từ ngày mẹ chết” của Nam Cao để thấy được điểm giống nhau cũng như nét riêng biệt trong phong cách sáng tác của từng tác giả.

I. Giống nhau giữa Lụm còi và Từ ngày mẹ chết

  • Nhà văn Nam Cao và Nguyễn Ngọc Tư đều tập trung vào việc khai thác tâm lý trẻ nhỏ, xây dựng cốt truyện, tình huống truyện. Qua đó dùng lời văn của mình để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Mỗi sáng tác của hai nhà văn đều mang đến những giá trị về cuộc sống, phản ánh tâm lý con người trong xã hội Việt Nam.
  • Hai tác phẩm đều tập trung miêu tả cuộc sống khó khăn, bất hạnh của những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm gia đình ngay từ khi còn rất nhỏ. Lấy bối cảnh làng quê cùng ngôn ngữ giản dị chân chất và gần gũi hai tác phẩm mang đến cho nên văn học Việt Nam nhưng giá trị sâu sắc.

II. Khác nhau giữa Lụm còi và Từ ngày mẹ chết

1. Về nội dung

  • Lụm còi: Kể về hoàn cảnh sống của một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi còn rất nhỏ. Qua lời kể trực tiếp của cậu bé khiến lời văn trở nên hồn nhiên, hài hước, đậm chất miền quê. Khiến người đọc cảm thương cho hoàn cảnh mồ côi của cậu bé. Thế nhưng lời kể ấy lại toát lên sự hóm hỉnh, hồn nhiên cùng ngôn ngữ đậm chất miền Nam rất gần gũi với đời sống.
  • Từ ngày mẹ chết: kể về cuộc sống của hai chị em mồ côi tên là Ninh và Đật. Hai đứa trẻ mồ côi mẹ từ rất nhỏ phải đối diện với sự thiếu thốn vô cùng về cả tình cảm và vật chất. Hằng ngày hai chị em phải chật vật với cuộc sống, người chị luôn cố gắng bằng mọi cách để lo cho đứa em vượt qua cơn đói. Qua lời kể của tác giả câu chuyện trở nên có chiều sâu, tâm lý nhân vật được tác giả khai thác đúng với xã hội. Nhà văn Nam Cao sinh thời trong giai đoạn nước nhà trải qua muôn vàn khó khăn. Vì thế những cảm nhận mà ông đưa vào lời văn cũng hết sức tinh tế, chân thực. Truyện kể về nỗi mất mát của hai đứa nhỏ, kể về cuộc sống đói khát phải lo từng miếng ăn để sống qua ngày. Qua đó gợi lên sự xót thương, phê phán thực tại xã hội

2. Về nghệ thuật

  • Lụm còi: Ngôn ngữ chân thực, quen thuộc của đời sống.. Nhân vật đơn giản, xây dựng các tình huống ít gay cấn. Văn bản sử dụng ngôn ngữ chân thực, gần gũi, hồn nhiên, hóm hỉnh của đứa trẻ qua lời kể trực tiếp của thằng Lụm. Nhà văn đã để nhân vật trực tiếp kể lại câu chuyện của mình tạo nên sự chân thực.
  • Từ ngày mẹ chết: lấy nhan đề đi thẳng mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm. Ngôn ngữ chân thực nhưng rất sâu lắng, đi sâu vào diễn biến nội tâm nhân vật

3. Hình thức

  • Lụm còi: Qua lời kể trực tiếp, tình huống truyện xây trên qua cuộc trò chuyện
  • Từ ngày mẹ chết: Qua lời kể của tác giả, giúp nhà văn miểu tả, tái hiện khách quan về hoàn cảnh các nhân vật

4. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm 

  • Lụm còi: của Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho độc giả sự cảm thương với hoàn cảnh của đứa trẻ bị bỏ rơi. Nhưng dù bị bỏ rơi bên đường, thiếu thốn tình cảm gia đình nhưng cậu bé vẫn hồn nhiên, lạc quan. Tác phẩm nói về sự đồng sự đồng cảm, thương người của người phụ nữ nhận nuôi cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nuôi dưỡng chăm sóc mình.
  • Từ ngày mẹ chết: của Nam Cao đã mang đến thông điệp về tình cảm gia đình, về sự hy sinh cao cả của người chị dành cho em. Qua đó tác giả phê phán thực tại xã hội, phê phán chế độ phong kiến tàn bạo đã đè nặng lên những người nghèo khổ. Tình yêu thương giữa của Ninh dành cho em thì hiện tinh thần trách nhiệm của người chị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *