Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Vậy quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích rõ điều đó.


Ngôn ngữ chung 

Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc một quốc gia để truyền tải thông tin và giao tiếp. Ngôn ngữ chung được xây dựng từ các từ, cụm từ, ngữ pháp và cú pháp được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng đó.

* Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện:

- Những yếu tố chung bao gồm:

+ Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,…)

+ Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định.

+ Các từ

+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)

- Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Một số quy tắc hoặc phương thức chung như:

+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu

+ Phương thức chuyển nghĩa từ

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Lời nói cá nhân

- Lời nói cá nhân là các từ và câu được sử dụng bởi một cá nhân trong giao tiếp hàng ngày. Lời nói cá nhân thường bao gồm những từ ngữ, cấu trúc câu và phong cách của riêng mỗi người.

- Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau:

+ Giọng nói cá nhân

+ Vốn từ ngữ cá nhân

+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc

+ Việc tạo ra các từ mới

+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc chung, phương thức chung.

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là sự tương quan giữa cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp với nhau và cách mỗi người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cá tính và quan điểm riêng của mình.

- Mặc dù ngôn ngữ chung cung cấp một cách tiếp cận tiêu chuẩn và chính thức cho giao tiếp, nhưng các cá nhân có thể có cách sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, phù hợp với cách thể hiện cá tính và quan điểm của họ. Vì vậy, lời nói cá nhân có thể có sự khác biệt đáng kể so với ngôn ngữ chung.

- Sự tương tác giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là rất quan trọng trong giao tiếp. Việc sử dụng ngôn ngữ chung giúp đảm bảo rằng thông tin được truyền tải chính xác và hiệu quả, trong khi lời nói cá nhân giúp thể hiện sự tương tác cá nhân và cảm xúc của người nói. Điều này cho phép giao tiếp trở nên nhiều màu sắc và phong phú hơn.


Ví dụ

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trong hai câu thơ trên, từ “mặt trời” đã được tác giả sử dụng với các nghĩa khác nhau:

- Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời của tự nhiên, vĩnh hằng đem ánh sáng cho trái đất. Đây chính là ngôn ngữ chung.

- Từ “mặt trời” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau: Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho sự nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc của Bác. Thể hiện sự kính trọng, biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Bác. Đay chính là lời nói cá nhân của bản thân tác giả.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question