Phong cách sáng tác Tố Hữu

Tố Hữu - người nghệ sĩ của cố đô Huế đã mang đến dòng chảy nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, sinh động gửi vào trang thơ của nền thơ ca nước nhà. Cùng tìm hiểu về ngòi bút của nhà thơ qua bài viết Phong cách sáng tác Tố Hữu nhé!


1. Tố Hữu là ai?

- Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra tại Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho nghèo nhưng thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất yêu thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

- Thời niên thiếu, ông đã sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần ngục tù.

- Sau đó liên tục giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo.

Phong cách sáng tác Tố Hữu

2. Phong cách sáng tác của Tố Hữu

- Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị tiêu biểu của nền thơ ca nước nhà, cây bút ấy đã gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian nan, khổ cực cùng sự hi sinh, cống hiến cho một tương lai tươi sáng của những người lính. 

- Tố Hữu thể hiện mình ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc, thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại. Đây là đặc điểm nổi bật làm nên phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ Tố Hữu. Là một người chiến sĩ, đồng thời là người nghệ sĩ, thơ của ông có sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và những cảm xúc trữ tình. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, nhân vật trữ tình luôn thể hiện những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang theo vẻ đẹp của lý tưởng cách mạng. 

- Bên cạnh nội dung và chủ đề, giọng điệu cũng là điểm đặc biệt tạo nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương người đó được thừa hưởng từ điệu hồn con người xứ Huế, từ câu ca, giọng hò, câu hát nam ai nam bình… Đặc biệt, nó được bộc lộ rõ ràng ở cách xưng hô thân mật, gần gũi với nhiều từ ngữ địa phương tạo cho người đọc cảm giác thân thiết, dân dã. 

- Tính dân tộc trong tơ Tố Hữu được thể hiện ở nhiều yếu tố như: thể thơ, nghệ thuật, qua ngôn ngữ và nhạc điệu. 

 + Về nội dung, phản ánh đời sống dân tộc, công cuộc chiến đấu của những người lính cách mạng. 

 + Tố Hữu đặc biệt thành công với thể thơ lục bát, thơ lục bát của Tố Hữu mang cả sắc thái của lục bát ca dao và lục bát cổ điển giúp cho nhà thơ thể hiện trọn vẹn tâm tình và ý biểu đạt, bên cạnh đó thì nhà thơ còn sử dụng thể thơ thất ngôn với những biến tấu linh hoạt với nhịp điệu phù hợp.

 + Thơ Tố Hữu cũng rất giàu chất nhạc với biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, phát nhịp, nhạc điệu trong thơ ông vang lên trong tâm hồn của mỗi con người cũng như chiều sâu trong tính dân tộc.


3. Nhận định về phong cách sáng tác của Tố Hữu

- Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.

- “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”.

- "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác “ trang trọng như thế”.

- “Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực. Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ”.

- Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ


4. Kết luận chung

- Thơ Tố Hữu là một thành tựu xuất sắc của thơ cách mạng, kế tục truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại: gắn bó với vận mệnh đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Thơ ông là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố, hai cội nguồn cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca

Đỗ Xuân Quỳnh
23/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question