Phong cách sáng tác của Kim Lân

Nhà văn Kim Lân - một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng chuyên viết về đề tài cuộc sống của người nông dân và làng quê Việt Nam. Các sáng tác của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả với một sắc màu riêng biệt, với nội dung, diễn biến, tình huống, nhân vật đầy cá tính và bài học ý nghĩa nhân văn cao cả. Tìm hiểu về ngòi bút của nhà văn qua bài viết Phong cách sáng tác của Kim Lân nhé!


1. Kim Lân là ai?

- Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông là người làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Hà Nội). 

- Kim Lân đã trải qua một tuổi thơ nhiều gian truân, vất vả, ông chỉ học hết tiểu học đã đi làm phụ giúp cho gia đình. Ông làm rất nhiều công việc khác nhau để sinh sống như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong,… tuy nhỏ tuổi như ông rất chăm chỉ làm việc, chịu khó quan sát. Trải qua nhiều gian truân,được đi đến nhiều nơi nên ông rất hiểu về cuộc sống cơ cực, gian nan ở những vùng quê.

- Năm 1941, Kim Lân bắt đầu sự nghiệp sáng tác với thể loại truyện ngắn với nhiều tác phẩm nổi bật như: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962),…. Năm 1944, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó nhà văn liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng.

- Nhà văn Kim Lân được biết đến là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Ông có phong văn giản dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ngôn ngữ phong phú, sống động. Rất gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường thế nên nó mang đậm màu sắc của nông thôn.

Phong cách sáng tác của Kim Lân

2. Phong cách sáng tác của Kim Lân

- Kim Lân được biết đến là một trong những cây viết nổi bật của nền văn học hiện thực Việt Nam, các sáng tác của ông mang đậm chất dân dã, bình dị và gần gũi với những người dân lao động trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy mà ta dễ dàng bắt gặp các phẩm viết về làng quê Việt Nam của Kim Lân, ở trong đó có những hình bóng của những người nông dân bình dị, dân dã chân chất thân thuộc, tuy nghèo khổ nhưng lại chứa đựng biết bao cảm xúc, tình yêu thương, đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. 

Là người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục, văn hóa của dân tộc, văn phong của Kim Lân tuy giản dị, mộc mạc và thân quen nhưng không kém phần hấp dẫn, sống động và cuốn hút đã thành công khắc họa lại những nét đẹp văn hóa có từ xa xưa với hàng chục thú chơi, hàng trăm chùa chiền, hàng chục lễ hội đặc sắc vào trong trang sách của chính mình. Giọng điệu trong truyện của Kim Lân mang theo nét gốc của lúa nương dâu, từ phù sa con sông Đuống hiền hòa, thơ mộng, từ những người sống chân thật, giàu đạo lý làm người, giàu tình thương mến quê hương làng xóm.

a. Trước cách mạng Tháng 8:

- Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, các tác phẩm của nhà văn chủ yếu xoay quanh nếp sống sinh hoạt, trò chơi dân gian tao nhã vô cùng phong phú và sinh động, đặc sắc ở chốn thôn quê như: đánh vật, chọi gà, thả chim,... Thí dụ là các tác phẩm: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn,... 

→ Điều đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân miền quê chất phác, giản dị, dù có phải sống trong cảnh khổ cực, thiếu thốn nhưng tâm hồn, tinh thần vẫn luôn vui tươi, yêu đời, tận hưởng, lan tỏa mọi vẻ đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta.

b. Sau cách mạng Tháng 8:

- Đây là giai đoạn thành công vượt trội của Kim Lân, nhà văn đã ghi được dấu ấn to lớn trong lòng độc giả. Ông vẫn tiếp tục cống hiến sức mình cho nền văn học Việt với thể loại thể truyện ngắn viết về làng quê Việt với những tình cảm, cảm xúc hiện lên trong tâm hồn của người nông dân. Đại diện là các tác phẩm như: Làng (1948), Nên vợ nên chồng (1955), Vợ nhặt ( 1962),... Trong đó, Vợ nhặt và Làng là hai tác phẩm giá trị và mang tính giáo dục cao nên đã được bộ giáo dục Việt Nam đưa vào chương trình dạy học môn Ngữ Văn.

c. Nét đặc biệt trong phong cách sáng tác của Kim Lân:

- Trong văn phong của nhà văn Kim Lân, ông sử sụng ngôn từ giản dị, gần gũi mang đậm nét làng quê nhẹ nhàng, thanh bình nhưng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Kim Lân là nhà văn của ”nông dân” vì thế mà những người nông dân xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của ông luôn được miêu tả rõ về tâm lí, hành động, thái độ, lời nói, về quá trình đấu tranh tư tưởng, diễn biến suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Đặc sắc nhất trong văn chương của Kim Lân chính là tình người chứ không phải diễn biến cốt truyện, tình huống câu chuyện. Mỗi một tác phẩm đều mang đến giá trị nhân đạo cao, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì con người vẫn luôn mang trong mình hơi ấm của tình người, đoàn kết, cố gắng, cái nhìn đúng đắn và giữ vững lòng mình.


3. Nhận định về Kim Lân

- Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc nhất, xúc động nhất là hồn cốt của tình người chứ không phải là những kịch tính hay xung đột dữ dằn. Vì vậy, Kim Lân được các đồng nghiệp kính trọng và nể phục ở tính chuyên nghiệp rất cao, với sự thuần thục bậc thầy về cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn.

- Đánh giá về các tác phẩm của nhà văn Kim Lân, GS Phong Lê khẳng định: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít. Điều này cũng là thiệt thòi cho ông và cả nền văn học Việt Nam nửa thế sau thế kỷ XX.

- Nhà phê bình văn học Lê Thành Nghị cho rằng: Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại “gác bút” sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí…câu chữ của Kim Lân “gan lỳ” thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc. Kim Lân có 27 truyện (trong đó có 14 truyện viết và in trước Cách mạng Tháng Tám, 13 truyện viết và in sau Cách mạng Tháng Tám). Như vậy, đối với một đời viết cũng chưa phải đã nhiều, nếu không muốn nói là ít, rất ít. Tuy nhiên, tác phẩm của ông để lại dấu ấn đặc biệt với độc giả, đó chính là sự lịch lãm của một ngòi bút yêu cái đẹp, yêu con người, luôn nhìn thấy ở con người khát vọng vươn tới, cho dù có rơi vào hành cảnh khó khăn như thế nào.


4. Kết luận chung

- Trong văn của Kim Lân luôn cháy bỏng tình yêu văn học Tình yêu xứ sở và sống hết lòng vì nghiệp viết.Ông là một người dành cả đời cho nền văn học nước nhà, với tài năng và tâm hồn của mình, Kim Lân vẫn luôn là nhà văn được bao thế hệ nhắc về như một nguồn cảm hứng bất tận để soi sáng con đường sáng tác văn chương ngày hôm nay. Các tác phẩm hay nhất của nhà văn Kim Lân sẽ luôn là kho tàng vô giá để thế hệ sau tìm đọc và cảm nhận những nét đẹp trong văn học Việt Nam.

Đỗ Xuân Quỳnh
23/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question