Skip to content

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm truyện Một bữa no của Nam Cao

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong truyện và yếu tố cốt lõi làm nên giá trị tác phẩm. Mời các bạn tham khảo bài “Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm truyện Một bữa no của Nam Cao”

Dàn ý Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm truyện Một bữa no

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nêu vấn đề càn nghị luận

Thân bài:

Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong truyện

Nghệ thuật xây dựng tình huống:

– Truyện ngắn “một bữa no” đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa, khi mà con người ta phải lo từng bữa ăn

– Con người ta phải đánh đổi nhiều thứ vì quá nghèo đói

– Tác giả đã dựng lên một tình huống đầy căng thẳng, éo le khi một gia đình nông thôn chờ con cháu từ thành phố trở về với hy vọng có một bữa ăn no đủ

– Đưa nhân vật bà cụ già đến tận cùng của cái đói khổ, cuộc sống của bà chỉ trông cậy vào những bữa cơm mà thiên hạ ban phát cho ăn

– Cái chết của bà lão là cái chết no nhưng rất hèn hạ tủi nhục trong cơn đói khát bà không còn giữ được nhân phẩm của mình để rồi phải chết một cách nhục nhã

==> xây dựng một tình huống truyện hết sức đau đớn

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Xây dựng lên nhân vật người bà rất đáng thương.

– Bà đã bỏ hết liêm sỉ của mình, mà ăn bữa ăn bố thí không cảm thấy xấu hổ

– Các nhân vật gồm ông nội, cha mẹ và hai đứa nhỏ đã góp phần làm nổi bật lên nhân vật chính là người bà

– Chú trọng miêu tả cuộc sống khó khăn, đói nghèo của bà cụ

=> Qua đó tác giả đem đến cho độc giả những cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống khó khăn, về tình yêu thương và niềm hy vọng trong một gia đình nông thôn.

 

Kết bài:

– Đánh giá giá trị nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật

Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm truyện Một bữa no

Mẫu số 1

Nhà văn Nam Cao đã từng bộc bạch: “một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm vượt lên trên bờ cõi và giới hạn, phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, lại vừa đau đớn phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Phải chăng vì thế mà tác phẩm “một bữa no” của nhà văn Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ trong lòng người đọc. Chính cách xây dựng tình huống truyện và đưa nhân vật vào trong tác phẩm một cách độc đáo, nhà văn Nam Cao đã bộc lộ hết những suy tư, tình cảm của mình.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của một của tác phẩm văn xuôi. Tình huống truyện là những hoàn cảnh bất thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện số phận cũng như tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Truyện ngắn “một bữa no” đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa, khi mà con người ta phải lo từng bữa ăn. Bao khó khăn luôn đè nặng lên những người nông dân bé nhỏ. Khiến con người ta phải đánh đổi nhiều thứ vì quá nghèo đói. Trong tác phẩm, Nam Cao đã đưa nhân vật bà lão nghèo khổ vì một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của mình. Tác giả đã dựng lên một tình huống đầy căng thẳng, éo le khi một gia đình nông thôn chờ con cháu từ thành phố trở về với hy vọng có một bữa ăn no đủ. Sự mong đợi này tạo ra căng thẳng và kỳ vọng lớn đối với nhân vật chính. Tác phẩm truyện xoay quanh người bà có chồng mất sớm, con trai cũng mất, con dâu thì bỏ bà đi lấy chồng mới, để lại cho bà đứa cháu nhỏ. Đã khổ lại càng thêm khổ, khi bà lâm một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền bạc cũng cạn kiệt. Thân già yếu mòn, không có nơi lương tựa bà đành lấy tấm thân tàn tạ của mình ra chợ ăn xin. Nam Cao đã xây dựng một tình huống truyện hết sức đau đớn. Đưa nhân vật bà cụ già đến tận cùng của cái đói khổ. Khi mà cuộc sống của bà chỉ trông cậy vào những bữa cơm mà thiên hạ ban phát cho ăn. Mặc dù bị khinh bỉ, nhưng bà vẫn không thấy xấu hổ và ăn được mỗi một cách ngon lành. Ngồi bút của Nam Cao rất lạnh lùng mà lại đầy tình thương. Cái chết của bà lão là cái chết no nhưng rất hèn hạ tủi nhục. Trong cơn đói khát bà không còn giữ được nhân phẩm của mình để rồi phải chết một cách nhục nhã.

Bằng ngồi bút đồng cảm với số phận đau khổ của những người dân nghèo trong xã hội xưa, Nam Cao đã xây dựng lên nhân vật người bà rất đáng thương. Bà đã sớm mất chồng, cậu con trai cũng mất để rồi khi một bà lão bảy mươi tuổi phải nuôi đứa cháu nhỏ cho con. Dù có mạnh mẽ, chăm chỉ đến đâu thì sức yếu của người tuổi già cũng không tránh khỏi những cơn đau ốm. Bà đã bỏ hết liêm sỉ của mình, mà ăn bữa ăn bố thí không cảm thấy xấu hổ. Sau bữa ăn no bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc. Chính điều đó đã dẫn đến cái chết tuổi nhục, hèn hạ. Ta đã từng thấy nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vì cái đói nghèo, khó khăn đầy rẫy bất công của xã hội khiến con người ta mất đi nhân tính, cái phẩm chất cao đẹp ẩn sâu trong con người. Nam Cao đã xây dựng nhân vật một cách chi tiết đầy sống động. Với các nhân vật gồm ông nội, cha mẹ và hai đứa nhỏ đã góp phần làm nổi bật lên nhân vật chính là người bà. Nam Cao đã đặc biệt chú trọng miêu tả cuộc sống khó khăn, đói nghèo của bà cụ. Qua đó tác giả đem đến cho độc giả những cảm nhận chân thực nhất về cuộc sống khó khăn, về tình yêu thương và niềm hy vọng trong một gia đình nông thôn.

Nam Cao đã khéo léo đưa nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nhân vật vào trong tác phẩm một bữa no. Các tình huống truyện độc đáo cùng nhân vật điển hình đã đem đến sự thành công cho tác phẩm, đưa sự nghiệp của Nam Cao lên một bậc cao mới. Qua đó thể hiện khát vọng vào một cuộc sống ấm no, đủ đầy, về một xã hội công bằng giàu tình yêu thương.

Mẫu số 2

Nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét về Nam Cao rằng: “Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói, thì ở tác phẩm của Nam Cao lại là tiếng cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi”. Thật vậy, tác phẩm của Nam Cao luôn mang đến cho độc giả những suy ngẫm, cảm xúc, giá trị nhân văn về cuộc sống, với những cốt truyện độc đáo, và bút pháp xây dựng nhân vật đặc sắc. Ta có thể dễ dàng cảm nhận được tài hoa ấy của ông qua tác phẩm “Một bữa no” – một tác phẩm với độc đáo, điển hình cho nghệ thuật xây dựng tình huống và cốt truyện của Nam Cao.

Nam Cao được biết đến là Cây bút hiện thực tài hoa của văn chương Việt Nam, tác phẩm của ông luôn có sự mới lạ, đặc sắc ở cốt truyện, và không chỉ ở đề tài mà ngay cả trong cách xây dựng hình tượng nhân vật. Qua sự hòa quyện giữa cốt truyện, ngôn ngữ và nhân vật, các tác phẩm của ông luôn mang đến những giá trị triết lí sâu sắc, tư tưởng nhân đạo mới mẻ.

Vào những năm 1943, khi đất nước ta đang phải hứng chịu rất nhiều loại giặc như giặc ngoại xâm, giặc dốt, thêm vào đó là sự hoành hành của nạn đói. Khi ấy, con người ta sẽ thường chết vì đói. Nhưng ở thời điểm kinh khủng, tàn khốc như vậy, nhà văn Nam Cao đã lấy cảm hứng và biến tấu với một cốt truyện vô cùng đặc sắc về việc con người “chết vì no” qua tác phẩm “Một bữa no”.

Tác phẩm lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam, viết về số phận của một người phụ nữ suốt đời gặp khó khăn, cơ cực trong cuộc sống. Chồng mất sớm, bà cả đời cặm cụi nuôi con. Đến khi con lớn, tưởng chừng như sẽ có thể nương tựa và nhờ vả được con thì lại chịu cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Đến cả cô con dâu sau khi chịu tang chồng cũng quay lưng mà bỏ bà đi. Dành cả tuổi xuân để chăm con trai lớn, đến khi về già lại phải tiếp tục chăm đứa cháu gái nhỏ. Hai bà cháu cùng nhau trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn 7 năm, sau đó bà phải bán đứa cháu gái nhỏ này cho nhà bà Phó làm con nuôi. Tưởng chừng có thể sống tiết kiệm, dành dụm cho cuộc sống, nhưng cuộc đời bà cũng không mấy khá khẩm hơn. Bà dành tám phần tiền để lo mồ mả cho con trai, còn hai phần dành dụm mà sống, nhưng ông trời lại bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh, số tiền ít ỏi cũng dần vơi đi không ít. Trong lúc tuyệt vọng, lay lắt giữa đời, đói khổ nhất, bà mặc kệ những lời đàm tiếu, khỉnh bỉ, chấp nhận đi xin ăn để cứu lấy tấm thân tàn. Để rồi, bữa cơm huy hoàng nhất, no ngon nhất lại là bữa cơm cuối trong đời bà.

Có thể thấy, tác phẩm chứa đựng cốt truyện vô cùng độc đáo, một cốt truyện cùng cực, không tìm thấy lối thoát của cụ bà. Bằng ngòi bút lạnh lùng của mình, Nam Cao đã vẽ nên cuộc sống bà cụ vô cùng tăm tối khi chồng mất sớm, con trai cũng mất, tiếp đến là con dâu bỏ đi. Bà phải chịu đựng một cuộc đời cô độc, đói nghèo, đánh mất phẩm giá của mình, phải đi xin ăn khắp nơi dù tấm thân đã già yếu, đơn côi. Mặc cho sự khinh bỉ, coi thường từ bà Phó Thụ, bà vẫn mặc nhiên và tận hưởng bữa ăn no với niềm vui cùng cực. Cuối cùng, bà lại chết vì một bữa ăn no kèm theo đó là sự tủi nhục, bi thảm. Một cốt truyện bi hài, thảm thương.

Ngòi bút của Nam Cao tuy lạnh lùng nhưng lại đầy tình thương. Ông luôn đặt nhân vật của mình vào thế tận cùng của sự nghèo khổ như: Lão Hạc, Chí Phèo hay ông giáo Thứ,… Họ đều là những con người lương thiện, chăm chỉ những phải chịu đựng một cuộc đời nghèo khổ, cô độc, lam lũ, vất vả. Hầu hết, trong các tác phẩm của Nam Cao đều thành công khắc họa hiện thực tàn bạo của thực dân phong kiến, nhân vật của ông đều phải hứng chịu sự sỉ nhục, ức hiếp, bị chết độ thối nát xưa đè nén, sau đó, đều dẫn đến một kết cục bi thảm là: chết. Hoặc một số nhân vật không chết về thể xác thì cũng chết về tâm hồn. Bà lão trong tác phẩm “Một bữa no” cũng vậy, bằng ngòi bút ngôn ngữ đa dạng, phong phú kết hợp cùng giọng điệu châm biếm, mỉa mai, Nam Cao đã khắc họa số phận bà lão vô cùng bi hài: nghèo đói, thiếu thốn, thiếu ăn, lúc nào cũng trong tình trạng đói mòn. Nhưng đến khi có một bữa ăn no, thì đó lại là bữa ăn cuối cùng. Có thể thấy, tác phẩm truyện của Nam Cao vẫn chưa tìm được lối đi, ánh sáng cho nhân vật của mình – đa số là người nông dân, trí thức nghèo.

Câu nói cuối truyện của bà lão đã khiến người đọc phải day dứt và suy ngẫm: “Chúng mày xem đấy, người ta đói đến đâu cũng không thể chét nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!…”.

Có thể nói, qua cốt truyện và hình tượng nhân vật của mình, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao như tiếng nói, hành động lên án của ông trước xã hội phong kiến thối nát. Qua đó, ông đã lên tiếng, bảo vệ những giá trị con người, những điều tốt đẹp đang dần tha hóa. Đồng thời, mang đến cho đời những giá trị nhân văn, triết lí sâu sắc “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công binh,… Nó làm cho người gần người hơn”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *