Phân tích nét đặc sắc trong cách cảm nhận vẻ đẹp mùa thu của tác giả trong Chiều thu của Nguyễn Bính để thấy được vẻ đẹp  của mùa thu qua lăng kính nghệ thuật độc đáo của nhà  thơ

Dàn ý phân tích nét đặc sắc trong cách cảm nhận vẻ đẹp mùa thu của tác giả trong Chiều thu của Nguyễn Bính

 I. Mở bài :
Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận.

II. Thân bài :
– Khái quát về tác giả tác phẩm

– Nêu cảm nhận chung về bài thơ

1. Miêu tả chi tiết về cảnh vật mùa thu
– Tác giả sử dụng từ ngữ và hình ảnh tươi sáng, tinh tế để tạo nên

cảnh vật mùa thu trong trẻo

– Các yếu tố như trời xanh, hồ, hoa thiên lí, lá cây, con cò, đàn kiến,

lúa trổ đòng tơ được tả đắc nét, tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ

2. Tâm trạng và cảm xúc
– Tác giả không chỉ hướng tới vẻ đẹp của mùa thu mà còn thể hiện tâm

trạng và cảm xúc của mình

–  Cảnh vật mùa thu không chỉ là hình là vật mà còn mang theo những

nỗi niềm, kỉ niệm và hơn thế là tâm hồn của tác giả

3. Sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người
– Tác giả không chỉ tập trung ở cảnh vật mà còn hòa quyện giữa con

người và thiên nhiên
– Mùa thu không chỉ là bức tranh đẹp mà còn là cảm hứng, sự kì diệu mà

tạo hóa đã ban tặng.
III. Kết bài :

Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Phân tích Phân tích nét đặc sắc trong cách cảm nhận vẻ đẹp mùa thu của tác giả trong Chiều thu của Nguyễn Bính

 

 

Thu đến mang theo sự dịu dàng của đất trời và niềm thổn thức lãng mạn

trong lòng người. Thu thôi thúc bao nét bút lên mực, giục giã những tay

vẽ chơi màu và chẳng thể đếm xuể bao nhiêu “Thu” đã thành hình trong

những nét bút của thi sĩ. Một mùa thu mang âm hưởng dịu dàng nhẹ

nhàng và đầy tươi mới trên nét bút của Nguyễn Bính qua bài thơi “Chiều

thu” để lại một dấu chấm tuyệt đẹp trên đàn văn học Việt Nam. Mùa thu

ấy được tác giả mang theo tâm tình, mang theo cả những nỗi niềm gửi

trao trong các cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu.

Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ

mới. Thơ ông xuất hiện mang cái vẻ của thôn quê thanh bình, để lại dấu

án khó phai trong lòng bạn đọc. Thơ Nguyễn Bính mang đậm phong

cách dân dã, mang cái dáng dấp dung dị, đời thường của những câu hát

đồng quê. Ông đã gửi mùa thu vào con chữ qua bài “Chiều thu” với tất

cả tâm tư tình cảm đối với thiên nhiên với cái đẹp sâu sắc:

 

“Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,

Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.

Con cò bay lả trong câu hát

Giấc trẻ say dài nhịp võng ru

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau

Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác

Đàn kiến trường chinh tự thuở nào

Lúa trổ đòng tơ ngậm cốm non

Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con

Tiếng chim mách lẻo cây hồng chí

Điểm nhạt da trời những chấm son

Hai cánh chia quân chiếm mặt gò

Bê con đùa mẹ bú chưa no
Cờ lau súng sậy giam chân địch,

Trận Điện Biên này lại thắng to.

Sông đỏ phù sa, nước lớn rồi,

Nhà bè khói bếp lững lờ trôi.

Đường mòn rộn bước chân về chợ,

Vú sữa đầy căng mặt yếm sồi.

Thong thả trăng non rựng cuối làng,

Giữa nhà cây lá bóng xiên ngang.

Chiều con, cặm cụi đôi ngày phép,

Ngồi bẻ đèn sao, phất giấy vàng.”

Cảnh vật mùa thu qua cái nhìn của tác giả bỗng trở nên đầy màu sắc,

mang vẻ đẹp trong trẻo , đầy sức sống. Những gam màu chủ đạo tạo

nên một mùa thu của Nguyễn Bính có “trời xanh lộng đáy hồ”đậm chất

riêng của mùa thu miền Bắc, bầu trời mùa thu với một màu xanh trong

vắt như ẩn như hiện trong lòng hồ nước trong veo thể hiện một sự tĩnh

lặng cả trong không khí và cả trong tâm hồn của tác giả. Mùa thu còn

mang mùi hương tới với “mùi hoa thiên lý”, một mùi thơm thoang

thoảng, man mác và dịu dàng lan tỏa khắp mùa thu.

Khi nhắc nhớ về nông thôn, hình ảnh con cò với màu trắng tinh khôi

đến với mùa thu đã để lại những nét chấm phá khó phai trong đôi mắt

của người nông dân “con cò bay lả trong câu hát”, cò không chỉ bay lả

trong vô định đi kèm theo đó là những câu hát, những câu dân ca những

lời ru đã được lưu giữ từ đời này sang đời khác và đó là những câu hát đi

cùng theo tháng năm cùng những con người của quê hương lớn lên trên

chiếc võng đu đưa dẫn dắt vào giấc ngủ “giấc trẻ say nhịp dài võng

ru”.Chỉ mới nhiêu đây thôi đã để lại một mùa thu khó quên trong lòng

bạn đọc, đã chạm đến tâm hồn của những người yêu thơ. Mùa thu đẹp

đến nao lòng qua từng cảnh vật được ghi lại trên con chữ của nhà thơ

Nguyễn Bính. Phảng phất trong những làn giá thu khẽ đưa qua từng tán

lá, khẽ “đuổi nhau”, cau đến mùa thay áo mới “góc vườn rụng vội chiếc

mo cau”. Thức quả được gọi là đặc trưng của mùa thu cũng đã thức dậy

“trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác”, Từng đàn kiến nối đuôi nhau đi thành

hàng, như một cuộc trường chinh. Mở rộng cái nhìn ra bao quát hơn

Nguyễn Bính di chuyển ra cánh đồng với những bông lúa đang trổ đòng,

tạo thành “cốm non”, một thức quà của mùa thu rệu rã. Những trái hồng

linh. Con bò, con bê đua nhau vui đùa, đua nhau bú mẹ, đám trẻ ríu rít

nô nhau chơi cùng với lũ quân “cờ lau”.

Xa xa kia hiện lên con sông đỏ nặng phù sa, hòa cùng vào làn khói

mờ ảo, những nồi cơm thơm phức trên những con thuyền bè trôi lững lờ

trên sông. Tấp nập người vào ra với phiên chợ làng, những cây vú sữ đã

trĩu quả “đầy căng mặt yếm sồi” một sự liên tưởng đầy thú vị của tác giả.

Trời dần ngả màu, mà đêm buông xuống cũng là lúc ánh trăng lên ở cuối

làng với những hình thù nép sau những ngôi nhà.

Mùa thu là mùa những đứa trẻ rất thích, có rằm Trung Thu đám trẻ

lại tíu tít làm đèn lồng, đèn ông sao năm cánh, ngắm Chú Cuội, Chị

Hằng chơi trăng “bẻ đèn sao, phất giấy vàng”.

Qua bao nhiêu thử thách khắc nghiệt của thời gian, thơ Nguyễn Bính

vẫn tồn tại và giữ cho mình một chỗ đứng vững trãi trong lòng người

yêu văn chương bao thế hệ nhờ những giá trị vô giá về mặt nội dung

cũng như nghệ thuật.Tác giả không chỉ hướng tới vẻ đẹp của mùa thu

mà còn thể hiện tậm trạng cảm xúc của mình. Mượn thiên nhiên để diễn

tả nỗi lòng, Nguyễn Bính là một cây bút tài năng và đầy tâm huyết. Cảnh

vật mùa thu không chỉ là hình là vật mà còn mang theo những nỗi niềm

và hơn thế là tâm hồn của tác giả.  Lê Đình Kỵ từng cho rằng: “So với

các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi.”

Đọc thơ của Nguyễn Bính ta như được trở về một vùng quê sau

những lũy tre làng, ông đưa vào thơ mình những gì dân dã và bình dị

nhất ,  gần gũi nhất với con người. “Tức cảnh sinh tình” mượn cớ tả

cảnh để hòa mình vào thiên nhiên , một sự kết hợp không thể nào khớp

hơn nữa giữa thiên nhiên và con người. Tác giả đã khai thác được vẻ đẹp

chưa được đánh thức của mùa thu để tạo nên một mùa thu trong lòng

mình, một mùa thu trong lòng người đầy màu sắc mà tạo hóa đã ban

tặng cho cuộc sống . Bài thơ gợi nhắc ta nhớ đến những sắc màu tươi

xanh dấu hiệu của Thu đã về trong bài thơ “Qua nhà” của chính tác giả.

Bởi vậy mới biết rằng mùa thu với ông thật trong trẻo , đẹp đẽ biết bao :

“Một năm đến lắm là ngày

Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng

Từ ngày cô đi lấy chồng

Gớm sao có một quãng đồng mà xa.”

Trải qua bao nhiêu lớp bụi thời gian thơ Nguyễn Bính vẫn luôn dư

âm trong lòng người đọc một cách khó quên.Vũ Quần Phương có

viết:”Người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh

hiện đại lại càng trân trọng”. Một mùa thu được Nguyễn Bính họa lại

mang chất thôn quê, chất con người nơi nông thôn dung dị đời thường

mà rất đỗi sâu sắc.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *