Phân tích Mưa xuân của Nguyễn Bính

Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là mùa của cỏ cây hoa lá đâm chồi này lộc sau những cơn mưa. Qua bài Mưa xuân, Nguyễn Bính đã đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp của mùa xuân và tình yêu của con người trước cảnh vật. Cùng chúng tôi phân tích Mưa xuân để hiểu rõ hơn điều này nhé!

Phân tích Mưa xuân của Nguyễn Bính

Có người đã từng nói:“Nguyễn Bính không chỉ có công phát hiện cho thời đại nhiều ngôn ngữ thầm kín của tình yêu mà thể hiện được cái khát vọng tình yêu thật đẹp đẽ của những người chân quê ở mọi thời”.Quả thật, ta đã được thấy cách mà Nguyễn Bính nâng niu và trau truốt thứ tình yêu chân chất qua rất nhiều tác phẩm bằng cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian điêu luyện. Nhắc đến thứ tình cảm chân thành, mãnh liệt nhưng không quá phô trương của tác phẩm Nguyễn Bính, ta không thể không nhắc đến: “ Mưa Xuân”

“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?”

Nguyễn Bính sinh năm 1918 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, một mảnh đất chứa đầy những nét văn hóa dân gian của dân tộc. Chính vì vậy những bản sắc ấy được thấm nhuần trong tâm hồn của tác giả, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách của ông sau này. Ông cũng là người rất có duyên với con đường văn học, đặc biệt là làm thơ. Mẹ mất sớm để lại hai anh em, bởi lẽ đó mà ông rất chân quý những thứ tình cảm chân thành, đúng như câu thơ ông viết:

“Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ”

Nói đến chất liệu văn hóa dân gian và tình yêu đôi lứa trong thơ Nguyễn Bính,ta không thể nào không nhắc đến tác phẩm “ Mưa xuân”, tác phẩm đưa ta đến một không gian có sự sống bừng khởi,sinh sôi nảy nở của đất trời trong một chiều mưa mùa xuân.Bài thơ Mưa xuân in trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, xuất bản năm 1936. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của “tình quê, chân quê, hồn quê” Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.Thưởng thức “Mưa xuân”, có lẽ điều làm độc giả ấn tượng nhất có lẽ là chất liệu văn hóa dân gian và cách tác giả đưa tình yêu vào một buổi mưa xuân hết sức tinh tế và rung động, hòa quyện nhịp nhàng với nhau.

Phân tích Mưa xuân của Nguyễn Bính

Trước hết, “mưa xuân” đưa ta đến một khung cảnh làng quê yên bình, êm ả trong những ngày đầu tiên của mùa xuân. “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” gợi đến một cảm giác nhẹ nhàng,êm ả, báo hiệu mùa xuân đã về, len lỏi vào từng ngõ ngách của làng quê. Nguyễn Bính sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc như: ”bông hoa”, ”chim én”, ”con đường nhỏ”, ”xóm nhỏ”,… để miêu tả bức tranh thiên nhiên gần gũi và thân quen , chạm vào trái tim của những người xứ quê để tất cả góp phần tô điểm nên một bức tranh mùa xuân sinh động, tràn đầy sức sống. Cảnh mưa của mùa xuân chính là những cơn mưa phùn nhè nhẹ, không dữ dội mà dịu dàng êm ả nhưng lại rất dai dẳng, gợi ra hình ảnh người con gái có tình yêu đang chớm nở. Thứ tình yêu ấy không mạnh mẽ, bồng bột mà lại rất e thẹn và thuần túy. Có thể thấy, hình ảnh thôn Đoài lại một lần nữa được tác giả nhắc tới qua câu thơ: “Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay”, hình ảnh thôn Đoài hiện lên rất quen thuộc mà ta có thể dễ dàng lục lại trong ký ức:

“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.”

Qua hoạt động “ngồi thêu” trong khung cửi,ta có thể cảm nhận được nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ trong tình yêu. Nguyễn Bính đã rất khéo léo khi lồng ghép hình ảnh”mẹ già” vào trong câu thơ, hình ảnh vừa gợi ra một không gian gia đình ấm áp, nhưng cũng vừa thể hiện sự cô đơn của người phụ nữ. Khi không khí xuân đang len lỏi trong từng ngóc ngách, người phụ nữ ngừng tay lại, không phải là để nghỉ ngơi, mà đó là một khoảng lặng chìm đắm của tình yêu. Ta có thể rõ rang nhận thấy thứ tình yêu đang châm rãi đơm hoa kết trái qua hình ảnh: ”má bừng đỏ” hay từ chính cảm nhận trực tiếp của người phụ nữ: ”có lẽ là em nghĩ đến anh”. Nàng nhớ nhung người thương da diết với mong muốn được gặp gỡ,được chuyện trò. Nỗi niềm ấy được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ” nhớ ai bồi hổi bồi hồi”, cách tác giả sử dụng lặp từ gợi ra một tâm trạng mong ngóng, sốt ruột “như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Tiếp đến, ta có thể thấy hình ảnh giận dỗi hết sức đáng yêu và chân thật của người phụ nữ khi yêu qua câu trách”thế nào anh ấy chả sang xem!”. Sự hờn dỗi và ghen tị kèm theo một chút trách móc đã thể hiện Nguyễn Bính là một tác giả vô cùng tài ba khi ông hiểu rõ được người lao động, hiểu rõ được tình yêu và cách ông lan tỏa nó cho độc giả. Tình yêu còn nghi vấn là còn chờ đợi, mà còn chờ đợi là còn hy vọng, cô gái ấy vẫn đem một niềm tin sẽ gặp được người mình thương cùng với một khung cảnh đẹp đến nao long, tất thảy những thứ ấy là cảm xúc cồn cào,gấp gáp khi yêu. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, du dương, Nguyễn Bính đã cầm ngòi bút của mình khắc từng chút một về sự mơ mộng, bâng khuâng của tình yêu. Sử dụng thuần thục chất liệu văn hóa dân gian thông qua hình ảnh mưa xuân và “chim én”, “khung cửi”,… thể hiện một niềm yêu mến,trân trọng cuộc sống bình dị của người dân quê thật thà,chất phác. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi cảm và nhiều phép tu từ ẩn dụ, so sánh,nhân hóa,…và đặc biệt là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,giúp cho bài thơ có kết cấu chặt chẽ và cô đọng là minh chứng rõ rệt cho sự tài ba,điêu luyện trong cách điều khiển văn thơ. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng mang một sự giản dị,mộc mạc, vì vậy có thể nói” Mưa xuân” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương,đất nước, cuộc sống, người lao động và niềm khát khao hạnh phúc của con người. Ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp tình yêu ấy qua lời thơ của Hàn Mặc Tử:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Đó chính là sự gặp nhau của những tâm hồn lớn. Những thi sĩ vốn mang nặng “nỗi đau chân tình”, điều họ băn khoan tuy khác nhau nhưng đều quy tụ trong tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Ta không còn biết tác giả mượn xuân để gửi câu chuyện tình, hay là mượn tình để thôi hồn vào cảnh xuân…

Tác phẩm "Mưa xuân" đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp của mùa xuân, bởi tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu và bởi tình yêu quê hương, yêu cuộc sống của tác giả. Qua lời thơ, ta thấy được một thứ tình yêu trong trẻo và chân thành và một chút nuối tiếc, lưu luyến. Có thể là lưu luyến mùa xuân, nhưng cũng có thể là luyến tiếc khi tình yêu còn dang dở:

“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?”

Phương Thảo
9/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question