Xuân Quỳnh là một trong nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam. Phân tích khổ thơ dưới đây để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
“Nắng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi: khà
Nắng trong nước chè chan chát”
Dàn ý phân tích khổ thơ: “Nắng ở xung quanh bình tích… Nắng trong nước chè chan chát”
1. Mở bài: Khái quát chung, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, phân tích
2. Thân bài:
– Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh: nữ thi sĩ tiêu biểu của nên thơ ca Việt Nam
– Giới thiệu về tác phẩm Mùa đông nắng ở đâu?
+ Hoàn cảnh sáng tác
+ Chủ đề tác phẩm
– Phân tích nội dung khổ thơ
+ Hình ảnh thiên nhiên: nắng
+ Hình ảnh con người: hình ảnh bà
+ Hoạt động con người: bà pha nước chè
– Phân tích giá trị nghệ thuật của khổ thơ:
+ Thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh
– Bàn luận, mở rộng
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.
Phân tích khổ thơ: “Nắng ở xung quanh bình tích… Nắng trong nước chè chan chát”
Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, có lẽ tôi sẽ chọn cánh hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca của văn chương bao giờ cũng thiết tha, rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Và một trong những bản nhạc hay nhất của văn chương chạm tới trái tim người đọc nhất phải kể đến tác phẩm “Mùa đông nắng ở đâu” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ lưu lại dấu ấn bởi giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật vô cùng độc đáo. Trong đó, người đọc đã để lại ấn tượng sâu đậm với khổ thơ:
“Nắng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi: khà
Nắng trong nước chè chan chát”
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Người đọc biết đên Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ và là cây bút nữ xuất sắc và rất thành công trong các bài thơ viết về đề tài tình yêu. Tuy nhiên, bà lại không có có một gia đình trọn vẹn. Xuất thân từ gia đình công chức nhưng lại mồ côi mẹ, từ nhỏ ở với bà nội. Đây cũng là một trong những điều tạo nên niềm khát khao yêu và được yêu của cô thi sĩ trẻ. Đọc thơ Xuân Quỳnh độc giả sẽ thấy rõ đây là nhà thơ của “, hạnh phúc đời thường”. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói nói lòng của người phụ nữ luôn hướng tới sự vĩnh cửu trong tình yêu, khát vọng cháy bỏng đối với một tình yêu giản dị đời thường.
Thơ Xuân Quỳnh luôn mang một cái tôi riêng – độc đáo và giàu hình ảnh với ngòi bút tài hoa, Xuân Quỳnh luôn “tỏ lòng” bằng một cách kín đáo nhưng cũng rất chủ động, mãnh liệt nhưng cũng đầy nữ tính. Đó là hình ảnh, vẻ đẹp của một người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành nhưng cũng gắn liền với những cảm xúc lo âu, bất an và dự cảm bất trắc về tương lai phía trước. Nhiều những tác phẩm thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở lên nổi tiếng như Thuyền và Biển, Hoa Cỏ May, Tự Hát, Nói cùng anh, Sóng,…
Bài thơ “Mùa đông nắng ở đâu?” là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh. Khổ thơ được phân tích là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài. Khổ thơ này là một phát hiện tinh tế về cuộc sống hàng ngày và mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của thi sĩ. Cuộc sống đời thường từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của nhiều nhà thơ nhà văn, nó đơn giản là cảm nhận về cái nắng chói chang hay nắng sớm mai rực rỡ,… Những điều tưởng bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống nhưng nó hiện lên trong thơ ca thật đẹp, chan chứa những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và hình ảnh nắng, hình ảnh về bà hiện lên trong khổ thơ thật đẹp biết bao!
Trước hết, câu thơ mở đầu đã mở ra bức tranh cuộc sống đời thường với hình ảnh nắng:
“Nắng ở xung quanh bình tích”.
Bình tích có thể là một chiếc bình gốm thường được sử dụng để ủ trà hoặc nước chè. Câu này miêu tả cảnh nắng chiếu rọi lên chiếc bình đựng nước chè. Những tia nắng ấm áp là biểu tượng thi vị để người nghệ sĩ thả hồn vào. Người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nắng, cảm nhận sự ấm áp của nắng. Hình ảnh nắng chiếu trong khổ thơ chiếu rọi xung quanh mở ra một không gian ấm áp và yên bình.
Câu thơ tiếp theo, hình ảnh người bà hiện lên với công việc hằng ngày:
“Ủ nước chè tươi cho bà”
Tiếp nối câu thơ trước, phải chăng nắng “ ủ nước chè tươi” cho bà hay là bà đã tự ủ ấm trà đó. Đây là một công việc thường nhật của bà. Hình ảnh bà hiện lên thật đẹp gợi cho ngưòi đọc liên tưởng những phẩm chất cao thượng, vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà tóc đã bạc phơ. Qua đó, nhà thơ thể hiện sự tôn trọng, yêu thương của mình dành cho người bà kính yêu.
Câu thơ thứ ba, hiện lên là hình ảnh người bà thưởng thức nước chè:
Bà nhấp một ngụm rồi: khà
Từ “khà” thể hiện vẻ thích thú, khoan khoái nhấp ngụm nước trà xong, khà một tiếng. Bà cụ cảm nhận được hương thơm đậm đà và vị chát ở trong nước chè. Bà thưởng thức chè như một công việc thường ngày vây.
Đến với câu thơ cuối, ta lại bắt gặp hình ảnh của nắng:
“Nắng trong nước chè chan chát”
Nắng dường như bao chùm lên cả không gian và cảnh vật. Nắng chiếu rọi lên bình tích, ủ ấm cho bình. Câu thơ cuối cùng này tạo ra một hình ảnh độc đáo về sự kết hợp giữa nắng và nước chè. Nó đã mở ra một không gian ấm áp,thân thiện, gần gũi. Phải chăng câu thơ là sự gắn kết hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên điểm vàng, làn cho bức tranh cuộc sống và con người trở nên đẹp hơn, tràn đầy sức sống.
“Mỗi tác phẩm là một phát minh về giá trị nghệ thuật, một khám phá về nội dung”. Khổ thơ là một sáng tạo độc đáo về nắng, thể hiện được giá trị nghệ thuật của thơ ca. Bài thơ được viết theo thể thơ sáu chữ, ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi với cuộc sống đời thường. Tất cả đã mang lại một bức tranh đẹp về nắng và hình ảnh bà.
Nhìn chung, khổ thơ này tạo ra một bức tranh sống động về cuộc sống hàng ngày. Đó là những giá trị gia đình và sự kính trọng đối với người lớn tuổi, cũng như mối quan hệ gần gũi giữa con người và thiên nhiên. Mỗi câu chữ đều mang lại cho độc giả một cảm giác ấm áp, thân thiện và yên bình.