Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích: Bà lão cúi đầu nín lặng... con cái chúng mày về sau

Đề bài:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... 

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hắn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.                                                                             

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr 28-29)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại với biệt tài về truyện ngắn

- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích (trích lược) miêu tả tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945, qua đó thấy được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu => Khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về bối cảnh và nhân vật bà cụ Tứ

-  Là một bà mẹ nghèo, lam lũ, dân ngụ cư.

- Ngoại hình: Dáng đi lọng khọng, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”

- Giữa nạn đói năm 1945, con trai bà bỗng dưng nhặt được vợ 

=> Bà cụ Tứ ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà lạ trong nhà, chào mình bằng u. 

b) Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

- Sau khi hiểu mọi chuyện, tâm trạng của bà ngổn ngang, liên tưởng rồi đến tủi hờn 

+ Bà lão "cúi đầu nín lặng", hiểu ra biết bao cơ sự “oái ăm” “ai oán” 

+ Liên tưởng liệu "có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" 

+ Tủi khổ, xót xa "Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…"

=> Tâm trạng xót thương cho số kiếp đứa con mình

- Dù lo âu, tâm trạng bà cụ Tứ cũng vui mừng

+ Tự an ủi, chấp nhận sự tình: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được..”.

=> Đó là nỗi lo chung của người mẹ từng trải, hiểu đời. 

+ Dù vậy vẫn vui mừng vì: "Qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó", "Ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng"

=> Người mẹ chấp nhận cái “hạnh phúc” éo le, thật lòng mong muốn các con hạnh phúc. 

- Sau tất cả, bà bày tỏ niềm vui, niềm tin về tương lai 

+ Động viên "Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn"

+ Kỳ vọng vào tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”

+ Gieo niềm tin tươi sáng bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”

=> Khẳng định tấm lòng nhân hậu, bao dung, hiểu chuyện qua diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

c) Đánh giá tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân

- Miêu tả trần thuật thông qua góc nhìn đa chiều

- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm khắc họa rõ nét tâm lý nhân vật

- Các cung bậc cảm xúc của bà cụ Tứ triển khai chân thực, hợp lý

=> Thấy được tài năng và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.

3. Kết bài

- Qua đoạn trích, người đọc thấy được ngòi bút nhân đạo của Kim Lân. Đó là sự đồng cảm sâu sắc với những phận người trong nạn đói, đồng thời thể hiện sự trân trọng, trân trọng vẻ đẹp của tình người

Gia Sư Hocmai360
30/5/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question