Bài thơ Ngày xuân của tác giả là một bài thơ về làng quê Việt Nam và cũng là những tác phẩm hay nhất văn nghiệp của nữ nhà thơ. Cùng Hocmai360 Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngày xuân về của nhà thơ Anh Thơ để thấy được điều đó nhé!

Dàn ý Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngày xuân về của nhà thơ Anh Thơ

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Anh Thơ

+ Nữ nhà thơ xuất hiện khi phong trào Thơ Mới đã ổn định, nhưng bằng tài năng của mình, Anh Thơ vẫn có được tiếng nói trên văn đàn.

+ Tác giả có những đóng góp lớn cho thơ ca đồng quê Việt Nam.

– Khái quát chủ đề của bài thơ Chiều xuân

+ Được rút trong tập thơ đầu tay Bức tranh quê của nhà thơ.

+ Bài thơ tái hiện cảnh vật và con người vào mùa xuân, đặc biệt là trong những lễ hội đầu năm.

 

2. Thân bài

2.1 Nội dung

* Bức tranh thiên nhiên ngày xuân: Khổ thơ thứ nhất

– Hệ thống hình ảnh: trời lạnh, nắng vàng, lúa xanh đồng, én liệng ngang trời, cò phấp phới đầu rồi bay

=> Hình ảnh báo hiệu mùa xuân về đồng thời khắc họa thiên nhiên đầy màu sắc, âm thanh, hương thơm.

– Từ láy: lơ lửng, phấp phới => Chuyển động chậm rãi, nhẹ nhàng

=> Khung cảnh mùa sống động, yên bình. Nhà thơ tinh tế, nhạy cảm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

* Bức tranh con người vào ngày xuân: Khổ 2+3

– Phép liệt kê: những bà già, lũ con gái, mấy cậu,… => Không khí tấp nập của người dân.

– Phép nhân hóa: cỏ ven sông cùng trẩy hội => Niềm hân hoan của con người lan tỏa vào cả thiên nhiên.

– Hình ảnh: lần hạt nhẩm cầu kinh, hàm răng đen nhánh, giải yếm đào,.. => Vẻ đẹp truyền thống thôn quê.

=> Hình ảnh con người tươi vui, hạnh phúc, sống hòa hợp với thiên nhiên, nhịp sống chậm rãi, bình yên, biết vui chơi, tận hưởng trong mùa xuân (trẩy hội, đi lễ,…)

2.2 Nghệ thuật

– Thể thơ tám chữ, mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu thơ ngắt nhịp 3/5 có câu lại được ngắt nhịp 5/3 khiến bài thơ như một bản nhạc với đủ sự trầm bổng, du dương, cách gieo vần chân (hửng – lửng, kinh – tình, mới – phới,…) cũng tạo ra tính giàu nhạc điệu cho bài thơ.

– Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.

– Biện pháp tu từ đặc sắc như liệt kê, nhân hóa cùng hệ thống hình ảnh gợi cảm.

=> Khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và con người vào mùa xuân, đặc biệt là trong những ngày lễ hội .

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị của bài thơ và vị trí của tác giả.

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngày xuân về của nhà thơ Anh Thơ

Anh Thơ là nữ nhà thơ của Việt Nam, thơ văn của bà xuất hiện trên văn đàn khi phong trào Thơ Mới đã ổn định và có khá nhiều tên tuổi có chỗ đứng vững chắc. Thế nhưng bằng tâm hồn và tài năng của một nghệ sĩ, Anh Thơ vẫn tìm được “thương hiệu” cho mình và cũng trở thành một nhà thơ có sức ảnh hưởng. Cùng với Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính,… Anh Thơ đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của dòng thơ đồng quê. Những tác phẩm viết về làng quê Việt Nam cũng là những tác phẩm hay nhất văn nghiệp của nữ nhà thơ. Giữa những bức tranh mang đậm hồn quê Việt Nam có lẽ những trang thơ viết về mùa xuân đọng lại nhiều ý tình hơn ca. Bài thơ Ngày xuân của tác giả là một bài thơ như vậy. Bài thơ rút trong tập thơ Bức tranh quê được Anh Thơ viết năm 17 tuổi và đã được giải khuyến khích của Tự lực Văn đoàn. Tác phẩm là bức tranh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ những ngày đầu xuân.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, chủ yếu ngắt nhịp 3/5 tạo âm hưởng du dương, êm ái. Bức tranh mùa xuân trong bài là sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên ngày xuân và cuộc sống của con người trong những ngày lễ hội đầu xuân.

Khổ thơ đầu là những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân đã về:

Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng ruộng rợn sóng tận chân mây,
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng
Từng lũ cò phấp phới đầu rồi bay.

Anh Thơ đã họa nên một bức tranh ngày xuân sống động, nhiều màu sắc mà cũng thật êm đềm, bình dị nên thơ. Người đọc được thưởng thức trọn vẹn không khí và dư vị của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh “trời hơi lạnh, “nắng vàng”, “lúa xanh đồng ruộng”, “én liệng ngang trời, “lũ cò phấp phới” là tín hiệu thẩm mĩ báo hiệu ngày xuân đã về. Mùa đông đi qua nhưng vẫn còn lưu lại chút hơi lạnh và mùa xuân đến đem theo ánh nắng vàng ấm áp, cái se lạnh của tiết trời đan xen cùng ánh nắng vào ấm áp tạo nên không khi đặc biệt cho mùa xuân. Bức tranh ngày xuân hiện lên cụ thể, chi tiết. Nhà thơ bắt trọn mọi khoảnh khắc đẹp của ngày xuân. Hình ảnh cánh đồng lúa xanh mát nhấp nhô, trùng điệp như sóng biển nối nhau đến tận chân trời. Khung cảnh rộng ruộng tạo ra cảnh tượng mênh mông bát ngát gợi sự trù phú của nông thôn, hứa hẹn một mùa màng bội thu. Mùa xuân càng thêm sức sống bởi sự vận động của loài vật: chim én và đàn cò. Những từ láy “lơ lửng”, “phấp phới” tạo sự chuyển động nhẹ nhàng của cách én và cánh cò. Không gian mùa xuân càng thêm thanh bình yên ả. Bức tranh xuân là sự hòa phối màu sắc, âm thanh và hình ảnh đường nét. Sắc vàng của nắng, màu xanh của cánh đồng lúa, màu lam sẫm của én và màu trắng của cánh cò. Bức tranh cảnh vật ngày xuân thật nhiều màu sắc và sống động.
Nếu như khổ thơ thứ nhất là cảnh vật thiên nhiên ngày xuân thì hai khổ thơ sau, nhà thơ tập trung khắc họa sự tấp nập, huyên náo của con người trong những ngày lễ hội đầu xuân:

 Dọc đường cỏ ven sông cùng trẩy hội,
 Những bà già lần hạt nhẩm cầu kinh,
 Lũ con gái rộn ràng cười nói, nói,…
 Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình.

 Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
 Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.
 Trong khi gió ngang đường tung phấp phới
 Giải yếm đào cùng với giải khăn thi.

Hai đoạn thơ tái hiện khung cảnh tươi vui, hạnh phúc và hân hoan của người dân trong ngày hội đầu xuân. Hình ảnh những bà lão, cô gái, chàng trào yêu đời trong lễ hội xuân hòa cùng không khí mùa xuân tươi đẹp đã làm nên cuộc sống yên bình, vui tươi của làng quê Bắc Bộ. Không khí trẩy hội tưng bừng, rộn ràng của con người đã truyền sang cả đất trời. Hình ảnh nhân hóa “cỏ ven sông cùng trẩy hội” khiến cho vạn vật như hòa chung vào không gian lễ hội của con người. Tất cả đều cùng nhau đón mùa xuân mới, một năm mới. Bên cạnh đó Anh Thơ đã nhắc đến tập tục nhuộm răng đen truyền thống của người dân làng quê Bắc Bộ xưa qua hình ảnh “Lũ con con gái rộn ràng cười nói, nói…/Khoe hàm răng đen nhánh, mắt đa tình”. Hình ảnh “mắt đa tình” gợi cho người đọc nhiều suy tư. Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của hạnh phúc và ta bắt gặp niềm hạnh phúc đang trào dâng trên nét mặt của những cô gái quê, từ nụ cười cho đến ánh mắt, đến hàm răng đen nhánh.

 

Hình ảnh những cô gái trẻ trung còn được ghi dấu ấn trong hai câu thơ kết bài: “Trong khi gió ngang đường tung phấp phới/ Giải yếm đào cùng với giải khăn thi”. Nghệ thuật đảo trật tự ngữ pháp đưa chuyển động “phấp phới” của yếm đào, khăn thi lên trước rất ấn tượng của nhà thơ. Hình ảnh người con gái vô vùng duyên dáng trong tấm yếm đào. Bên cạnh những cô gái là những chàng trai quê cũng mộc mạc, giản dị. Đó là những chàng trai giống như những đứa trẻ, cũng háo hức diện quần áo mới trong ngày xuân:

 Cùng mấy cậu áo là, quần lụa mới
 Tập lê giầy như tập nhấc chân đi.

Bài thơ viết theo thể thơ tám chữ, mạch thơ uyển chuyển, tự nhiên; cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu thơ ngắt nhịp 3/5 có câu lại được ngắt nhịp 5/3 khiến bài thơ như một bản nhạc với đủ sự trầm bổng, du dương, cách gieo vần chân (hửng – lửng, kinh – tình, mới – phới,…) cũng tạo ra tính giàu nhạc điệu cho bài thơ. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, cùng với các biện pháp tu từ đặc sắc như liệt kê, nhân hóa cùng hệ thống hình ảnh gợi cảm, tác giả Anh Thơ đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và con người vào mùa xuân, đặc biệt là trong những ngày lễ hội. Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống cùng không khí vui tươi, rộn ràng, bình dị, đoàn kết của người dân đồng quê với những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

Như vậy, đọc bài thơ Ngày xuân, bạn đọc cảm nhận được tình yêu tha thiết của tác giả đối với thôn quê Việt Nam. Với bút pháp nghệ thuật tả chân, hình ảnh làng quê Việt Nam đi vào trang thơ của tác giả giản dị, gần gũi, thân thuộc, chân chất và đầy sinh động. Anh Thơ tập trung cảm hứng vào phong cảnh làng quê, làm sống lại vẻ đẹp nghìn đời của nông thôn Việt Nam. Những bức tranh thiên nhiên tưởng chừng chỉ đơn thuần là viết về làng quê nhưng trong đó còn chứa  đựng khao khát sống và yêu thương của tâm hông thiếu nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc nặng nề của xã hội đương thời.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *