Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng

“Nhớ đồng” là một bài thơ xuất sắc nằm trong tập thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác khi ông bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế. Dưới đây Họcmai360 xin chia sẻ mẫu phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ nhớ đồng.


Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

- Khái quát hoàn cảnh tác phẩm ra đời.

- Nêu khái niệm, ý nghĩa của cấu tứ và hình ảnh.

1. Phân tích cấu tứ: nỗi nhớ của người tù cộng sản xuyên suốt bài thơ

- Cấu tứ nhờ giọng hò ngân dài trên sông.

- Cấu tứ đặc biệt của tác phẩm, nỗi nhớ của người tù cộng sản xuyên suốt bài thơ.

- Tiếng hò đơn độc được lặp đi lặp lại.

- Tiếng than khắc khoải da diết.

- Nhớ thương quê hương, buồn tủi, cô đơn đến uất hận, bất bình trước thực tại.

=> Khao khát tự do, yêu cuộc sống, yêu cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.

2. Phân tích hình ảnh

- Hình ảnh “giọng hò quê hương”

- “Cánh chim bay”, “Ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoai ngô sắn bùi”, “chiều sương phủ bãi đồng”, “xóm làng và con đường thân thuộc”, “xóm nhà tranh thấp”, “con đường quen” những hình ảnh gắn liền với quê hương.

- Hình ảnh những người nông dân “những trưa hiu quạnh”, “ô ruộng đồng quê hương.

- “Người mẹ già”, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng - “Chú chim cà lơi” khát khao được tự do.

- “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” nỗi nhớ đồng quê, nhớ quê hương, khát khao tự do.

III. Kết bài

- Giá trị của cấu tứ và hình ảnh.

- Thông điệp của tác giả.


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. Bao trùm trong thơ Tố Hữu là các vấn đề về lẽ sống cách mạng, lẽ sống cộng sản, vì mục đích chung của đất nước. Qua bài thơ “nhớ đồng” người cộng sản Tố Hữu đã bày tỏ nỗi niềm nhớ thương quê hương, nhớ người đồng đội đồng bào của mình trong những ngày bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế. Để làm nên thành công cho tác phẩm, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng cấu tứ và hình ảnh một cách đặc biệt đem đến những lời thơ sâu lắng in đậm vào trong tim mỗi người.

Tháng 7 năm 1939 trong khi hoạt động cách mạng, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và nhốt tại nhà tù Thừa Thiên Huế vì tội tuyên truyền thanh niên học sinh chống Pháp.Tuy bị bắt giam trong cảnh lao tù tối tăm nhưng chính thời gian đó đã khơi gợi trong ông nhiều cảm hứng sáng tác để viết lên những lời thơ nhiều ý nghĩa. Bài thơ “nhớ đồng” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh ấy và được rút từ tập thơ “từ ấy” là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu đánh dấu thời điểm vô cùng quan trọng trong cuộc đời nhà thơ. Giúp Tố Hữu giác ngộ được lý tưởng cộng sản và dứt khoát chọn cho mình con đường duy nhất là con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng

Cấu tứ và hình ảnh là hai phương diện cốt lõi để làm lên sự thành công trong một tác phẩm. Trong sáng tác văn học cấu tứ là linh hồn của tác phẩm cung cấp cho độc giả một thế đứng, thế nhìn cảm nhận sâu sắc. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm của nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình. Qua cấu tứ và hình ảnh tác giả có thể truyền đạt cho người đọc những hình dung sắc nét, gợi lên cảm xúc và những suy tư sâu lắng. Bài thơ “nhớ đồng” với giọng hò ngân dài trên sông làm thức tỉnh và khơi gợi nỗi niềm nhớ thương của người tù đang cô đơn, lạc lõng tách biệt với cuộc sống . Đây cũng chính là điểm cấu tứ đặc biệt của tác phẩm, nỗi nhớ của người tù cộng sản xuyên suốt bài thơ như một nguồn cảm hứng chung cho tác phẩm. Nỗi nhớ quê hương da diết của người tù cộng sản gắn liền với điệu hò quê hương. Tiếng hò đơn độc được lặp đi lặp lại như một tiếng than khắc khoải da diết, sự buồn tủi khi phải cách biệt với thế giới bên ngoài. Đứng nhìn đất nước rơi vào cảnh lầm than, người cộng sản ấy chỉ biết gửi chọn tình yêu quê hương đất nước vào những lời thơ. Đó là nỗi nhớ những ngày mình chưa đi giam, những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng với khao khát say mê lý tưởng đảng. Thực tại thật phũ phàng, một người con yêu nước muốn cống hiến hết mình cho Tổ Quốc nay lại bị giam nơi nhà lao tăm tối. Nhớ thương quê hương, buồn tủi, cô đơn đến uất hận, bất bình trước thực tại là trạng thái cảm xúc xuyên suốt tác phẩm. Qua đó thể hiện một khao khát tự do, yêu cuộc sống, yêu cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.

Tố Hữu đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi gắn liền với đồng quê. Chính tình yêu quê hương, yêu đất nước mà Tố Hữu đã có những cảm nhận tinh tế với từng cảnh vật nơi đồng quê. Hình ảnh “giọng hò quê hương” gắn liền, in đậm trong tâm trí nhà thơ. Hay đó là những “cánh chim bay”, “Ô mạ xanh mơn mởn”, “nương khoai ngô sắn bùi”, “chiều sương phủ bãi đồng”, “xóm làng và con đường thân thuộc”, “xóm nhà tranh thấp”, “con đường quen” những hình ảnh gắn liền với quê hương, tác giả ước ao được nhìn thấy, trở về chốn quê ấy. Bởi giờ đây nhà thơ chỉ có thể nhìn thấy khung cảnh quê hương trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa nỗi nhớ nhung của mình. Tiếp đến là hình ảnh những người nông dân hiền lành, quanh năm dãi nắng dầm mưa vất vả “những trưa hưu quạnh”, “ô ruộng đồng quê hương”. Nơi quê hương luôn có vòng tay ấm áp của “người mẹ già”, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng một tình yêu da diết khôn nguôi. Hình ảnh “chú chim cà lơi” như một biểu tượng đại diện cho khát khao được tự do, được sải cánh rộng bay trên bầu trời trong xanh và rộng lớn. Đó là khát khao sôi sục được giải thoát, được tự do trong trái tim cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Đây có lẽ là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ khi bị giam trong tù. Hình ảnh “như cánh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện tinh thần nỗi nhớ đồng quê, nhớ quê hương, nhớ đồng bào đồng chí đồng thời là khát khao tự do mãnh liệt của người chiến sĩ đang chịu cảnh lao tù.

Cấu tứ và hình ảnh là linh hồn nghệ thuật của bài thơ. Qua bài thơ ta có thể cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, khao khát được tự do mãnh liệt trong người tù cộng sản. Tố Hữu đã gửi gắm đến người đọc một thông điệp về khát vọng tự do, về tình yêu quê hương yêu đất nước dám đứng lên bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng ta.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question