Phân tích Cảm hoài của Đặng Dung – Bài 1

Việt Nam là một quốc gia anh hùng, được ghi nhận qua hàng ngàn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước, anh dũng và kiên cường. Do vậy, những tác phẩm được sáng tác trong hành trình đấu tranh ấy thường để ghi lại những chiến công, sự tự hào về hào khí Đông A sục sôi. Đặng Dung – vị tướng tài ba của lịch sử dân tộc cũng không ngoại lệ. Bức chân dung vẽ nên bằng hào khí dân tộc đầy trang nghiêm được thể hiện một cách rất rõ nét qua bài thơ Cảm hoài. Bài thơ không chỉ thể hiện khát khao được tận hiến tài năng, sức mạnh cho dân tộc ngay khi tuổi đã cao, mà còn là lời động viên tinh thần chống giặc của người dân Việt.

 

Mở đầu bài thơ là hình ảnh một người tướng sĩ luôn mang trong mình ý thức trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Nhưng người tướng sĩ anh dũng ấy cũng không thể tránh khỏi vòng lặp sinh – lão – bệnh – tử của luân hồi. Ông luôn đặt mình vào trong sự hạn chế về tuổi tác:

 

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Dịch:

Cuộc sống cay đắng, tuổi già nặng nề

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi

Những câu thơ như chứa đựng sự nuối tiếc ngậm ngùi của tác giả. Tuy vẫn rạo rực, sục sôi muốn cống hiến nhưng thể chất và sức khỏe không còn cho phép. Câu thơ như là lời van nài, đầy xót xa và cau đắng. Thời gian không ủng hộ ông, làm người tướng sĩ vốn anh dũng nơi sa trường trở nên bất lữ trước cuộc sống, mang theo cả những khát khao và chờ đợi về cuộc sống. Tuổi già làm ông vô dụng trước thế thời đổi thay, lại trở lại làm bạn với chén rượu giải sầu. Tuy vậy, không phải ông “say” để quên hết sự đời, mà “say” chỉ khi nào ông cảm thấy bất lực, không mang lại lợi ích gì cho giang sơn, cho dân tộc, cho chúng sanh. Thêm vào đó, lời ca của ông mang thêm sự dài rộng của trời đất, vô tận đến đơn độc. Từ nỗi đau đáu trong lòng, ông đúc kết ra một triết kí nhân sinh về sự thành bại của cuộc sống:

Thời lai đồ điêu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Dịch:

Gặp thời cơ may những kẻ

Tan tành sự thế luống cay ai

Hai câu thơ thể hiện sự quan trọng của thời cơ và sự tiếc nuối khi vận số đã hết. Cả hai câu thơ nói về sự tiếc nuối khi không còn cơ hội để làm nên sự lớn. Như cha ông đã có câu: Thời thế tạo anh hùng, tất cả những anh hùng trong lịch sử đều là hội tụ của thiên thời – địa lợi – nhân hòa, là tổng hòa của thời cơ và tài năng con người. Lời thơ chứa đầy những đắng cay và uất hận. Nếu gặp thời thì dẫu là con người bé nhỏ nhất cũng có thể làm nên việc lớn. Nhưng khi vận số đã hết, thì anh hùng cũng chỉ uống hận mà thôi. Một triết lý nghe có vẻ đau đớn, nhưng lại đúng khi nói về vòng xoáy của cuộc sống.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Dịch

Phò vua bụng những mong xoay đất

Gột giáp sông kia khó vạch trời

Người có ước mơ lớn muốn “xoay đất để phò vua”, muốn dùng sức mình để thay đổi thời đại, giúp vua đánh đuổi kẻ thù và đóng góp vào sự yên bình của dân tộc.

Ước mơ lớn là thế, cao cả là thế nhưng vì sức khỏe không cho phép, không thể cống hiến thêm cho dân tộc, ông muốn gỡ bỏ giáp binh. Đó cũng thể hiện sự bất lực trong việc thực hiện những ước mơ, khát khao và xóa bỏ những gì đã trải qua:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Dịch

(Đầu bạc giang san thù chưa trả

Long tuyền mấy độ bóng trăng soi)

Ông cảm thấy như mình phải trả nợ đời, trả nợ giang sơn vì không thể hoàn thành trách nhiệm của một người nam nhi đối với đất nước. Tấm lòng kiên trung ấy là vật báu, là chí khí anh hùng của những trang nam nhi hào kiệt đời đời. Câu thơ cuối cùng cũng tạo nên một hình ảnh đẹp, anh hùng thức trắng bao đêm ròng, gọi đao dưới ánh trăng. Người anh hùng ấy luôn lo lắng cho sự nước đến bạc mái đầu, là hình ảnh cao to hùng vĩ của bậc vĩ  nhân giữa bóng đêm rộng lớn, hiện lên hào hùng dưới bóng trăng lung linh. Hình ảnh ấy khiến cho tinh thần của con người càng trở nên sắc bén vững vàng, mang đậm vẻ đẹp của bậc trượng phu.

Lời thơ hào hùng, bi tráng mang đậm hào khí Đông A, vang vọng tới những thế hệ sau này. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần trau dồi tri thức, có cách nhìn đúng đắn và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Với sự phát triển rộng rãi của mạng xã hội, internet, mỗi chúng ta cần phải có thái độ đúng đắn trước những thông tin sai lệch về chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo, những thông tin gây chia rẽ và bôi nhọ hình ảnh của Đảng. Hãy là một công dân có trách nhiệm, thể hiện từ những hành động nhỏ nhất, để xứng đáng với những gì cha ông đã đánh đổi cho thế hệ mai này.

Bài thơ Cảm hoài không chỉ là sự chia sẻ về bi kịch mà còn là hình ảnh hào hùng của lòng yêu nước, thông qua cái nhìn của bậc anh hùng, vĩ nhân. Bài thơ mang tới một không khí bi tráng, những triết lí sâu sắc, uất hận vô tận, chí lớn không ngừng, đồng thời thể hiện tinh thần cao quý của tác giả. Bên cạnh đó, mỗi câu thơ như một nhịp cầu, nhắc cho thế hệ trẻ nhớ tới trách nhiệm xây dựng Tổ quốc, phát triển đất nước.

  1. Bài văn phân tích ‘Cảm hoài’ của Đặng Dung số 1

Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần, từng lập nhiều chiến công oanh liệt chống giặc Minh. Ông bị bắt và giải về Trung Quốc, trên đường ông nhảy sông tự tử, để lại một bài thơ duy nhất – ‘Cảm hoài’, được coi là tuyệt phẩm bi hùng của văn thơ cổ điển Việt Nam thế kỉ XV. Bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

“Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma”

Thế kỷ XIV, nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly cướp ngôi lập triều đại mới, nhưng Minh xâm lược nước ta. Đất nước chìm trong đau thương tang tóc. Đặng Dung và nhiều anh hùng khác chiến đấu cứu nước, nhưng nhiều người bị bắt, giết. ‘Cảm hoài’ là tiếng thanh khi đứng nhìn thời cuộc, nỗi đau của người anh hùng lỡ bước:

“Thế Sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”

(Việc đời bối rối tuổi già vay,

Trời đất vô cùng một cuộc say).

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận da

“Đồ điếu” là những người bần tiện, nhưng có thể làm nên công trạng. Anh hùng thất thế phải nếm nhiều hận:

“Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”

Người anh hùng vẫn đứng vững giữa thách thức, mài gươm dưới ánh trăng mấy độ, tóc đã bạc, lòng yêu nước vẫn mãnh liệt:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma”

“Long tuyền” là gươm giết giặc, hình ảnh anh hùng lỡ vận vẫn lưu mãi:

“Thù trả chưa xong, đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày!”

Đặng Dung đã “ẩm hận đa”, nhưng tình yêu nước mãi mãi trường tồn, bài thơ “Cảm hoài” là bản hùng ca yêu nước vĩ đại.

Phân tích Cảm hoài của Đặng Dung – Bài 2

Truy tụng hai từ linh thiêng – Việt Nam, quê hương ta với lịch sử hùng vĩ kéo dài hàng nghìn năm xây dựng và giữ nước. Mỗi khi chiến tranh nổ ra, dân tộc ta hiệp nhất chống lại kẻ thù. Nếu những khoảnh khắc hào khí Đông A từng vọng lên, thì nguồn cảm hứng ấy đã thúc đẩy Đặng Dung sáng tác tác phẩm xuất sắc “Cảm hoài”.

Đặng Dung, tướng tài, văn thủ tinh tú nhưng khi nói đến thơ, ông đã vẽ nên bức chân dung sâu sắc. ‘Cảm hoài’ không chỉ thể hiện khao khát hiến dâng tài năng, sức mạnh cho dân, mà còn là ước nguyện được dân hiến cho đất nước, ngay cả khi tuổi đã cao.

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Dịch:

Cuộc sống cay đắng, tuổi già nặng nề

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi

Đây là hình ảnh của một con người luôn ý thức trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Ông luôn đặt mình trong tình trạng hạn chế về tuổi tác.

Thế sự du du nại lão hà

Thế rồi, việc đời còn mênh mông, còn bao nhiêu công việc cần hiến dâng, nhưng ông nhận ra rằng mình làm được điều gì. Điều này đặt ra câu hỏi về tuổi già và sự day dứt.

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Cuộc sống rộng lớn, đành thu cả vào cuộc say ca. Đứng trước những ước mơ lớn, nhưng vì bất lực trước tuổi già, ông chỉ có thể chìm đắm trong những cuộc say.

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

(Gặp thời cơ may những kẻ

Tan tành sự thế luống cay ai)

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thời cơ và nuối tiếc khi vận số đã hết. Cả hai câu thơ này nói về sự tiếc nuối khi không có cơ hội làm nên điều lớn.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Dịch

(Phò vua bụng những mong xoay đất

Gột giáp sông kia khó vạch trời)

Ông muốn gỡ bỏ giáp binh, nhưng không thể kéo sông Ngân xuống. Điều này thể hiện sự bất lực trong việc thực hiện những ước mơ và xóa bỏ những gì đã trải qua.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Dịch

(Đầu bạc giang san thù chưa trả

Long tuyền mấy độ bóng trăng soi)

Nhà thơ nhấn mạnh mối thù vẫn còn, nhưng ông đã già và ước nguyện cuối cùng là được giải thoát từ sự đau khổ. Cả bài thơ là bức tranh của sự đau khổ và lòng hy sinh vô điều kiện vì dân tộc.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *