Phân tích bài thơ nha lệ thương dân ngắn gọn (dàn ý, bài mẫu)
Nhà thơ Kép Trà dùng những lời thơ trào phúng qua bài “nhà lệ thương dân” để phơi bài thực trạng xã hội. Mời các bạn cùng tôi tham khảo bài phân tích dưới đây.
Dàn ý phân tích bài thơ nha lệ thương dân ngắn gọn
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Trích thơ cần nghị luận
Thân bài:
– Hoàn cảnh sống của Kép Trà
– Hoàn cảnh ra đời bài thơ
– 2 câu đề: hoàn cảnh khó khăn của nhân dân (lũ lụt)
– 2 câu thực: lên án thực trạng đáng buồn của một xã hội rối loạn, ghê tởm, bọn quan thống trị lợi dụng lúc thiên tai để bòn rút của dân nghèo
– 2 câu thực: Kép Trà đã buông tiếng cười mỉa mai, khinh rẻ giai cấp thống trị, giàu có nhờ sự cướp bóc
– 2 câu kết: khẳng định rằng nhân dân sẽ mãi cực khổ, lầm than nếu như những bọn cầm quyền không thay đổi suy nghĩ
Nghệ thuật:
– Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng giọng điệu mỉa mai châm biếm sâu cay cùng với lối nói ngược, giả như khen ngợi nha lệ thương dân
Nội dung:
– Tiếng cười mỉa mai sâu cay, phơi bày thực trạng lợi dụng thiên nhiên để bòn rút của dân nghèo. Lên ánh thực trạng xã hội thối nát, tham nhũng
Kết bài:
– Cảm nhận sau khi đọc xong tác phẩm
Phân tích bài thơ nha lệ thương dân ngắn gọn
Thơ trào phúng ra đời vào khoảng thế kỷ XIX, khi xã hội Việt Nam có những thay đổi lớn. Đó là cách người xưa dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng tình cảm con người, chống lại những cái xấu xa, lạc hậu của xã hội phong kiến. Nhắc đến những điều này, ta nhớ ngay đến bài thơ “nha lệ thương dân” vô cùng ý nghĩa của tác giả Kép Trà:
“Nước lụt năm nay khó nhọc to,
Thương dân nha lệ dốc lòng lo,
Chửa nhai tre hết còn nhai bạc,
Mới bắt trâu xong lại bắt bò.
Mấy xa Bạch Sam anh lệ nuốt,
Trăm phu Chuyên Nghiệp chú thừa no.
Còn đê, còn nước, dân còn khổ,
Ai bảo Duy Tiên huyện vẫn cò.”
Kép Trà sống trong thời kỳ nước ta có nhiều biến động, ông ra đời năm giặc Pháp nổi tiếng súng đầu tiên vào Hà Nội. Ông vừa dậy học vừa làm thơ, thơ ông là một thứ vũ khí lợi hại để đã kích bọn quan lại phong kiến và những thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Thơ Kép Trà phê phán mạnh mẽ bọn quan lại tham nhũng, bán nước vì cái lợi cá nhân. Ông là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất những năm đầu thế kỷ XX. Bài thơ “nha lệ thương dân” ra đời thể hiện sự lo lắng đối với cuộc sống nhân dân, lên án những bọn quan lại, thống trị cầm quyền bóc lột, lợi dụng sự khó khăn của nhân dân để chuộc lợi. Mở đầu bài thơ, Kép Trà đã nói lên hoàn cảnh khó khăn của nhân dân ta trong thời kỳ đó:
“Nước lụt năm nay khó nhọc to
Thương dân nha lệ dốc lòng lo”
Dù biết lũ lụt là điều không thể tránh khỏi, là những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Thế nhưng năm nay tác giả dự đoán sẽ là một cơn lũ to, gây nên bao thiệt hại khó khăn cho nhân dân. Bài thơ được viết vào năm chính quyền nhà Nguyễn dần lụi tàn, từng bước khuất phục trước thực dân Pháp. Chính sự nhu nhược của triều đình đã gây lên cho nhân dân bao lầm than, cơ cực. Không những thế, những người dân đáng thương ấy còn phải chịu những tác động to lớn của thiên nhiên. Đứng nhìn dân ta khó khăn, những người chức cao, quan lại trong triều đình lại hững hờ đứng nhìn, vô trách nhiệm trước nhân dân, đứng trước cảnh lũ lụt chỉ có những người dân gồng mình chống chọi lại thiên nhiên. “Thương”, “nha lệ lo” đã thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với những người đứng đầu đất nước, thể hiện rõ phong cách trào phúng của nhà thơ.
“Chửa nhai tre hết còn nhai bạc,
Mới bắt trâu xong lại bắt bò.”
Nhân dân thì lầm than khổ cực, phải gánh chịu bao nhiêu khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thế nhưng bọn cầm quyền lại không chút đồng cảm, thương xót mà ra sức bóc lột, bòn rút của cải của nhân dân. Hai câu thơ trên đã lên án thực trạng đáng buồn của một xã hội rối loạn, ghê tởm. Bọn quan thống trị không lo cho dân mà còn lợi dụng lúc thiên tai để bòn rút của dân nghèo “nhai tre”, “nhai bạc”, “bắt trâu”, “bắt bò”. Chúng liên tục làm giàu cho bản thân, thể hiện sự thối nát của xã hội phong kiến, của tầng lớp thống trị. Kép Trà đã buông tiếng cười mỉa mai, khinh rẻ giai cấp thống trị.
“Mấy xa Bạch Sam anh lệ nuốt,
Trăm phu Chuyên Nghiệp chú thừa no”
Bọn thống trị, quan lại cầm quyền được ăn ngon, mặc đẹp sống cuộc sống sung túc, giàu có. Đó là những của cải mà chúng cướp được của những người dân nghèo vô tội. Cùng là người dân Việt Nam, cùng mang trong mình một dòng máu thế nhưng họ lại có thể dửng dưng ngồi hưởng thành quả trong khi nhân dân đang đứng trên bờ vực của sự sống còn. Thật nực cười, ghê tởm trước những suy nghĩ mất hết nhân cách của quan lại trong xã hội phong kiến. Kết thúc bài thơ, tác giả khẳng định rằng nhân dân sẽ mãi cực khổ, lầm than nếu như những bọn cầm quyền không thay đổi suy nghĩ:
“Còn đê, còn nước, dân còn khổ,
Ai bảo Duy Tiên huyện vẫn cò.”
Hai câu kết khẳng định một điều rằng “còn đê, còn nước, dân còn khổ”. Khi mà triều đình không lo được cho nhân dân, những tên quan thống trị vẫn tiếp tục tham nhũng cướp bóc của người dân, thì cuộc sống của họ sẽ luôn khổ cực. Duy Tiên là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên . Đó là những lời nói lên thực trạng xã hội nghèo đói của nhân dân, xót thương cho quê hương, phê phán những tên quan lại vô trách nhiệm.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, sử dụng giọng điệu mỉa mai châm biếm sâu cay cùng với lối nói ngược, giả như khen ngợi nha lệ thương dân. Kép Trà đã mang đến tiếng cười mỉa mai sâu cay, phơi bày thực trạng lợi dụng thiên nhiên để bòn rút của dân nghèo. Lên ánh thực trạng xã hội thối nát, tham nhũng. Là những người quan, là giai cấp thống trị đáng lẽ ra họ phải ra sức tìm các biện pháp giúp đỡ nhân dân thế nhưng ở đây chúng chỉ biết nghĩ tới bản thân, làm giàu trên chính những khổ cực của nhân dân.
Bài thơ đã thể hiện rõ tính chất nghệ thuật của thể thơ trào phúng, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về xã hội, những bài học ý nghĩa và vô cùng quý báu.