Skip to content

Phân tích bài thơ Ngày xưa có mẹ của Thanh Nguyên

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Hãy cùng Phân tích bài thơ Ngày xưa có mẹ của Thanh Nguyên để cùng nhớ đến những hy sinh của tình mẫu tử thiêng liêng và cảm nhận tình cảm về mẹ nhé.

Dàn ý Phân tích bài thơ Ngày xưa có mẹ của Thanh Nguyên

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

– Phân tích bài thơ:

+ Mẹ trong những ngày xưa: như bước ra trong câu chuyện cổ tích, là sự tồn tại hiển nhiên, “duy nhất” và không thể thiếu.

+ Tiếng gọi mẹ và những tình cảm của người con.

+ Sự hy sinh và ý nghĩa của mẹ trong cuộc đời người con.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, ẩn dụ, liệt kê,…. nhằm khẳng định sự thiêng liêng cao cả của người mẹ, thể hiện những hi sinh của mẹ dành cho con. Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị, giàu sức gợi cảm.

– Giá trị nội dung: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được. Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy để không phụ lòng đấng sinh thành.

3. Kết bài

Giá trị của tác phẩm.

 

Bài mẫu Phân tích bài thơ Ngày xưa có mẹ của Thanh Nguyên

Tình mẫu tử có lẽ là thiêng liêng và cao cả nhất đối với mỗi người, có lẽ vì vậy mà mỗi bài thơ nói về mẹ đều mang sức lay động lớn đối với mỗi người. Thanh Nguyên cũng vậy, bằng sự dịu dàng và sâu lắng của mình, tác giả đã viết nên Ngày xưa có mẹ, một bài thơ khiến mỗi người đọc không khỏi xúc động mà nhớ về người mẹ của mình.

Hình ảnh mẹ hiện lên khi xưa là: “Mẹ là áo trắng ngả màu/ Dọc ngang nghìn sợi cần lao ố vàng”. Nhưng khi mẹ không còn trên cuộc đời này, thì câu chuyện cổ tích mẹ dựng nên cho cuộc đời người con vẫn mang đến cái kết đẹp:

Khi con biết đòi ăn

Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo

……

Mẹ là người đã cho con cái tên riêng

Trước cả khi con bật nên tiếng “Mẹ”

Sự thiêng liêng của tình mẹ, sự cao cả và cả những vất vả hy sinh đã nhẹ nhàng đi vào từng vần thơ một cách nhẹ nhàng mà đầy ấm áp. Tất cả tình yêu, ước mơ và cả khát vọng mẹ đều đặt vào đứa con thân yêu của mình.

Người Mẹ trong tâm thức, những kỉ niệm trong hồi ức của đứa con là những công lao to lớn như trời, như đất:

“Mẹ! có nghĩa là bắt đầu

Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng”.

Mỗi câu thơ đều mang một cảm xúc khó tả. Nỗi lo lắng có thể bao trùm trong tâm trí người đọc, suy nghĩ đổ dồn vào “khi Mẹ không còn lau nước mắt cho con”. Tấm lòng người mẹ được tác giả viết nên bằng những từ ngữ vô cùng cảm xúc. Không thể bớt đi một từ ngữ nào trong bài thơ ấy. Bởi sự kết hợp của từng từ, từng câu đã làm nên mạch cảm xcus và rung động đến trái tim. Khiến người đọc không khỏi rưng rưng vì những điều mẹ mang đến, sự tồn tại tuyệt vời “duy nhất” là của mẹ trên cuộc đời này.

Tiếng gọi Mẹ thật thân thương, ngắn gọn những chứa đầy cảm xúc, bao gồm cả niềm tin và cả những hy vọng vào cuộc sống. “Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu”. Chính những xúc cảm ấy đã làm nên những cung bậc cảm xúc cho bài thơ. Từng câu thơ khiến ta chân trọng hơn về tình cảm của mẹ, cảm thấy hạnh phúc khi còn có mẹ trên đời. Nhận rõ qui luật của tự nhiên và âm thanh của tiếng gọi Mẹ không bao giờ tắt trên thế gian này nên cảm xúc của Thanh Nguyên vì thế càng mãnh liệt:

“Mẹ!

Có nghĩa là ánh sáng

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim

Cái đốm lửa thiêng liêng

Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối”

Những câu thơ chất chứa biết bao cảm xúc trong lòng tác giả đang bật lên thành tiếng. Một tiếng thân thương trìu mến “Mẹ” như nói lên tất cả. Mẹ là người đã hi sinh cả tuổi đời của mình để cho con được ăn học, được lên khôn thành người. Chưa dừng lại ở đó, mẹ còn không quản khó nhọc, dãi dầm mưa nắng. Tất cả chỉ vì đứa con thơ ngây yêu dấu.

Có lẽ bởi vậy mà đối với người con, mẹ như là ánh sáng lớn lao tỏa sáng cuộc đời con. Hơn thế nữa, mẹ còn là ngọn đèn sáng rực, được thắp lên bởi “máu con tim”. Thật vậy, kể làm sao được hết công ơn của mẹ. Là một người con, hãy trở thành một người con phiên bản tốt nhất để không phụ lòng công ơn dưỡng dục ấy!

“Mẹ!
Là cho đi không đòi lại bao giờ”.

Ta hiểu rất rõ rằng, niềm hạnh phúc của Thanh Nguyên là “Mẹ chưa sống đủ trăm năm/ Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát” – niềm hạnh phúc ấy và cả nỗi đau mất Mẹ của tác giả song trùng.

Từ những câu thơ được viết theo thể tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Bài thơ đã nhẹ nhàng đi sâu vào cảm xúc của mỗi bạn đọc. Bên cạnh đó tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, ẩn dụ, liệt kê,…. nhằm khẳng định sự thiêng liêng cao cả của người mẹ, thể hiện những hi sinh của mẹ dành cho con. Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị, giàu sức gợi cảm. Bài thơ đã chạm đến cảm xúc và khơi gợi được những ý nghĩa mà tác giả gửi gắm.

Qua Ngày xưa có mẹ, Thanh Nguyên đã gửi gắm biết bao suy tư và sự thương nhớ đối với người mẹ của mình. Những kỉ niệm, hy sinh và tình cảm mẹ dành cho người con thân yêu của mình. Từ đó càng khiến bản thân em yêu quý, trân trọng mẹ hơn. Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được. Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy để không phụ lòng đấng sinh thành.

Với Thanh Nguyên, trong những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ còn có câu chuyện cổ tích về Mẹ. Vì vậy, bài thơ như một lời nhắn nhủ cho những ai còn Mẹ trên đời, rằng hãy yêu Mẹ để sống sao cho xứng với niềm tin, tấm lòng của Mẹ và không phải nghĩ nhiều thêm nữa, bởi khi ta biết yêu Mẹ nghĩa là ta đã làm tròn phận sự của một người con ở giữa cõi đời rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *