Phân tích bài thơ em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại

Hãy cùng Phân tích bài thơ em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại để cảm nhận về sự thú vị của người con gái khi yêu nhé. 


Dàn ý Phân tích bài thơ em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại

1. Mở bài 

Giới thiệu tác giả tác phẩm. 
2.Thân bài

- Phân tích khổ thơ đầu: 

+ Lời nói vu vơ của người con gái. 

+ Lời nói trái ngược với suy nghĩ. 

+ Người con trai không hiểu được tấm lòng của người con gái. 

+ Sự trách móc âm thầm của cô gái. 

- Phân tích khổ sau: 

+ Suy nghĩ của cô gái.

+ Nghĩ rằng chàng trai không hiểu mình. 

+ Mong muốn chàng trai có thể hiểu được mình. 

- Giá trị nội dung: Tâm tư của người con gái đang yêu và sự giận hờn vu vơ. 

- Giá trị nghệ thuật

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa tác phẩm. 

 Phân tích bài thơ em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại

Bài mẫu Phân tích bài thơ em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại

Trong tình yêu, tâm tư người con gái luôn là thứ gì đó rất khó hiểu. Có lẽ chính bởi vậy mà Silva Kaputikyan là một nhà thơ lớn của nước cộng hòa Armenia đã viết nên bài thơ “Em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại” để nói lên những suy nghĩ phức tạp của một người con gái khi yêu và tạo nên tiếng vang lớn trong nền văn chương trong đó có Việt Nam. 

Một bài thơ mang những câu nói đối nghịch lại với suy nghĩ, lại có đôi chút trách móc với tình yêu:

“Em bảo anh: “Đi đi”!
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh: “Đừng đợi”!
Sao anh lại vội về!”

Câu nói anh “đi đi” kia thực chất chỉ là câu nói phát ra trong lúc giận hờn vô cớ. Câu nói ấy thốt ra nhưng trong tâm trí người con gái ấy lại mong muốn người yêu mình phải ở lại. Ở lại để hiểu cô muốn gì và dỗ dành cô. Đó là lý do mà ngay câu sau đã thể hiện lời trách móc “Sao anh không đứng lại?”. Người con trai đang không hiểu về tâm tư người con gái, hành động như lời cô nói nhưng lại không biết tâm tư cô lúc này là hoàn toàn trái ngược. Nói đi đi nhưng mong muốn lại là anh ở lại. Sau đó là câu nói “đừng đợi” nhưng thực chất là hãy đợi em. Như hai câu trên, hai câu này cũng mang chút giận hờn mà lại trách móc. Trách chàng trai ấy “Sao anh lại vội về!”. Nó như những lời trách móc nhẹ nhàng, giận dỗi của người con gái. Người “nói không là có”, tâm tư và lời nói trái ngược nhau. Chỉ trách anh chưa đủ hiểu tâm tư của cô. Để rồi lời trách móc ấy lại chuyển thành tâm trạng: 

“Lời nói thoảng gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế!
Không nhìn vào mắt em.”

Cô cho rằng những lời nói ấy chỉ xuất phát từ sự vu vơ, khi chàng trai không hiểu mình khiến tâm trạng cô trở nên buồn bã biết mấy. Khi ấy đôi mắt đã ướt lệ. Trách sao chàng trai ngốc, không hiểu ý cô nói lại còn “không nhìn vào mắt em”. Không cảm nhận được tâm tư và suy nghĩ của cô. Sự giận hờn vu vơ ấy cũng dễ hiểu, con gái nhạy cảm khi yêu, muốn được được yêu hết mình và được quan tâm hết mực. Nên khi yêu cô luôn muốn được lắng nghe, được thấu hiểu và được bên người mình yêu. 

Bài thơ mang nỗi niềm của người con gái khi yêu. Khi yêu, người con gái không muốn nói chuyện đúng sai, luôn giận hờn vô cơ để nhận được sự quan tâm và chú ý từ người mình yêu. Tình yêu là phải có sự trân trọng, cảm thông và thấu hiểu. Đó mới mang lại một tình yêu đẹp, một tình yêu vĩnh cửu. Vì vậy phải nhìn đối phương và suy nghĩ về những lời nói của đối phương mới hiểu được nhau. 

Câu từ trong bài thơ rất đơn giản, dễ hiểu. Câu thơ như lời thủ thỉ, tâm tình của người con gái đang yêu. Sự giận hờn vô cớ cùng những tâm tư tình cảm khi yêu là cảm xúc xuyên suốt bài thơ. Cũng từ đó làm nên giá trị của một tác phẩm đặc sắc với tâm tư trái ngược với lời nói của người con gái với người mình yêu. 

“Em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại” đã cho người đọc cảm giác của một người con gái khi yêu. Từ đó nhận ra rằng, trong tình yêu, sự giận hờn của người con gái khi yêu chỉ là hy vọng về người mình yêu có thể hiểu mình hơn.

 

Tuyết Nhung
27/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question