Skip to content

Phân tích bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Vạn vật xung quanh chúng ta sinh ra đều có những vai trò riêng của nó. Có những thứ tuy tầm thường nhỏ bé nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ, chúng lại hiện lên với vẻ đẹp đầy sáng lạ. Và “cây chuối” là một trong những điều đó. Nguyễn Trãi đã vẽ nên một cây chuối bằng những ngôn từ bì dị đến lạ thường

Dàn ý Phân tích bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi

1. Mở bài

– Giới thiệu tập thơ, bài thơ, tác giả

2. Thân bài

– Dẫn dắt vấn đề, nêu dẫn chứng, lời bình về tác giả và bài thơ

– Phân tích hai câu thơ đầu

– Phân tích hai câu thơ sau

– Bình luận về nghệ thuật được sử dụng trong bài

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ

Phân tích bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi

Nếu như “ Bình Ngô đại cáo” là một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn hùng hồn và ẩn chứa khí phách hiên ngang của dân tộc thì “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi lại mang đến một làn gió mới, mang âm hưởng của dân gian. Khác với những hình ảnh hùng vĩ, câu từ rắn rỏi, khí thế mạnh mẽ, tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi chứa đựng những hình ảnh bình dị, dân dã, quen thuộc của cuộc sống. Chỉ với một sự vật nhỏ bé, giản dị – cây chuối, ông cũng từ đó viết nên những vần thơ ẩn chứa bao tâm tình, nhìn thấu trong đó là vẻ đẹp rất đỗi tự hào của thiên nhiên, của dân tộc.

Xuân Diệu mất 24 năm để dám có thể tự bảo mình rằng là “ hiểu”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh cũng phải thốt lên “ Đi vào thơ nôm Nguyễn Trãi là chuyện vất vả, có khi thấy rối rít như đi vào rừng sâu…” Phải chăng ý thơ của ông ẩn chứa quá nhiều hình ảnh, hay sự hiểu biết sâu rộng của tác giả khiến cho độc giả cảm thấy bối rối khi liên tưởng, hoặc đơn giản chỉ là cảm hứng sáng tác có phần nổi loạn, từ việc sử dụng thể thơ cho tới con chữ của người danh nhân văn hoá vĩ đại ấy.

 

Bài thơ “Ba tiêu” hay còn có tên gọi khác là “ Cây chuối” nằm trong tập “ Môn hoa mộc”, là một trong những bài thơ được biết đến nhiều nhất của Nguyễn Trãi.

Tự bén hơi xuân, lại tốt thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín  
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Thơ ca trung đại có rất nhiều tác phẩm tái hiện về hình ảnh thiên nhiên, đối với Nguyễn Trãi, thiên nhiên không chỉ là những sự vật vô tri vô giác, ông chắt lọc những gì tinh tuý nhất của thiên nhiên, nâng niu giá trị cốt lõi của chủ thể rồi cẩn trọng vẽ lên bức tranh đầy nghệ thuật của cuộc sống. Tiêu đề của bài thơ là “Cây chuối” nhưng hình ảnh xuất hiện ở đầu tiên không hề nhắc tới sự vật này. Có lẽ tác giả có dụng ý sâu xa hơn, mượn hình ảnh cây chuối để giúp người đọc liên tưởng tới một chủ thể khác.

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm  

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm 

Mùa xuân là mùa của sự sống, vạn vật sinh sôi nảy nở, cây chuối cũng cảm nhận được quy luật ấy, vươn mình đầy sức sống. Ở đây, tác giả không dùng cụm từ “lại tốt thêm” mà đảo lại thành “ tốt lại thêm” đã cho thấy được sự tinh tế trong việc sự dụng câu từ của ông. Vốn dĩ đã rất tốt, sắc xuân chỉ khiến nó thêm tốt hơn. Đọc câu thơ ấy mới thấy được tính nhân văn, tình yêu thương và trân trọng cuộc sống của một nhà thơ dân tộc.

“Đầy buồng lạ” – một hình ảnh gợi nhiều liên tưởng “ buồng” thậm chí khiến cho Xuân Diệu mất rất nhiều năm để lí giải. Buồng lạ ở đây có thể chỉ buồng chuối, vốn dĩ buồng chuối rất khác lạ so với các loại trái của những loài cây khác. Buồng cũng có thể liên tưởng tới buồng phòng, là nơi thầm kín, riêng tư của các khuê nữ thời xưa, kết hợp với “mầu” lan toả khắp đêm khuya. Hai câu thơ trên nhà thơ không chỉ miêu tả hình ảnh cây chuối mà ẩn chứa trong đó chính là hình ảnh người con gái e ấp, dịu dàng, mang trong mình cảm xúc mơ màng, có lẽ đó chính là dụng ý riêng của tác giả.

Kết hợp với hai câu thơ dưới, hình ảnh người thiếu nữ mộng mơ lại được khắc hoạ rõ hơn nữa

Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.

Câu thơ 6 chữ dùng xen lẫn câu 7 chữ, khác hẳn với quy luật trong thơ Đường, sự phá cách này chính là chất riêng khiến cho thơ Nguyễn Trãi đường đường chính chính trở thành viên ngọc sáng nổi bật của thi ca nước nhà. Đúng như những gì tác giả muốn ẩn ý ở hai câu thơ trên, một bức tình thư còn phong đã xuất hiện, đại diện cho một mối tình mới chớm nở, còn đầy ngại ngùng, e ấp. Như cô gái e thẹn nấp sau cánh cửa, e dè, cẩn trọng viết những lời tâm tình ngây ngô gửi người thương, đặc biệt trong thời phong kiến thì tình cảm ấy càng cần được bày tỏ cẩn trọng, kín đáo hơn. Làn gió như một chủ thể tác động, làm cho bức tranh trở nên sống động, có hồn. Chỉ là một cơn gió xuân nhẹ nhàng đã thúc giục mở bức thư tình còn kín, “ gượng mở xem “ thể hiện sự khát khao mãnh liệt những cũng hồi hộp, dè chừng, cẩn thận.

Bài thơ được đánh giá cao vì sự sáng tạo trong cách Nguyễn Trãi diễn đạt. Ông không chỉ sử dụng hình ảnh sống động mà còn chọn ngôn từ mỹ miều để truyền đạt tinh thần sâu sắc, làm cho độc giả cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của từng dòng thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *