Skip to content

Phân tích Bài thơ Cầu nguyện Lưu Quang Vũ

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Hướng dẫn Lập dàn ý và phân tích bài thơ Cầu nguyện của Lưu Quang Vũ để thấy được những góc nhìn mới mẻ của Lưu Quang Vũ và những nét đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

Dàn ý phân tích bài thơ Cầu nguyện Lưu Quang Vũ

Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

Thân bài:

Luận điểm 1 (28 câu thơ đầu): Đêm no-en tàn khốc của thời chiến
-17 câu thơ đầu:
+Những từ ngữ ám chỉ đau thương, mất mát của chiến tranh gây ra: tan hoang, máu tươi, hoang tàn, tăm tối, âm u, khăn tang, gầy thơm, khóc than,..
+Liên tục sử dụng các hình ảnh đối lập: máu tươi (ấm)- đá lạnh, âm u -trắng xóa, nến trắng – đêm tối,…
+Sử dụng phép so sánh độc đáo: trời -màu hoa huệ trắng, những cô gái -nến trắng, hoa hồng -máu
-11 câu thơ tiếp:
+Lặp cấu trúc ‘ chúa của tôi” thực chất là mượn cái xa nói cái ở gần, cái trước mặt và cái trần trụi
+Bày tỏ sự nghi hoặc khi quá bất lực: “tôi không tin”, “biết trông đợi gì”, “biết tin tưởng vào đâu”
Luận điểm 2 (29 câu thơ tiếp): Bày tỏ lòng oán hận và lời cầu nguyện thiết tha với Chúa- người cứu vớt cuối cùng
-9 câu thơ đầu: thốt lên những lời oán hận, chất vấn bấy lâu trong lòng
-20 câu thơ tiếp:
+Những lời cầu nguyện thể hiện tình yêu với đất nước, với đồng bào, đồng đội của mình
+Từ “nguyện” liên tục được lặp lại thể hiện từng lời chân thật, bất lực của người lính
+Xin tội với chúa: một sự bất lực đến khốn cùng
Luận điểm 3 (những câu thơ còn lại): Trở lại đêm no-en bom đạn với lời nguyện ước trong lòng
Khái quát nội dung, nghệ thuật

Kết bài:

-Khái quát lại nội dung bài thơ cùng nét đặc sắc nghệ thuật

-Liên hệ bản thân rút ra bài học qua tác phẩm

 

Phân tích Bài thơ Cầu nguyện Lưu Quang Vũ

Bêlinxki đã từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là cơn sốt cơn đau hay lời ca tụng hoan hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hoặc câu trả lời những câu hỏi đó”. Có lẽ đó chính là lời giải thích độc nhất cho lí do bài thơ Cầu nguyện của Lưu Quang Vũ vẫn còn lay động bạn đọc cho đến bây giờ. 1972 khi đất nước đang trong thời kỳ đầy khó khăn tồn tại một nhà văn thơ như là viết nhật ký gắn kết với “những năm đau xót và hi vọng” của đất nước. Đặc biệt nổi trội là bài thơ “Cầu nguyện”- một bài thơ đi liền với tâm tư người chiến binh, là một tác phẩm miêu tả cuộc sống chiến tranh, là tiếng đau đau, là bài thơ đặt ra nhiều câu hỏi trăn trở về .

Lưu Quang Vũ là nhà văn đa tài, năm 1970 ông xuất ngũ và tiếp theo là chuỗi ngày sống đau khổ, nặng nề, bi quan. Từ chiến trận trở về bàn tay cầm súng của ông buông thõng giữa im lặng và hoài nghi. Ông không biết làm gì hơn ngoài viết.Viết có thể là ban mai và nước uống của ông lúc đó. Thơ Lưu Quang Vũ thời 1971-1773 là một cánh đồng hoang vắng và bất ngờ. Giọng thơ vì thế mà buồn và u uất. Thời kỳ này ông đã sáng tác uốn hàng bài thơ trong đó có “Cầu nguyện” năm 1972, cùng đó là những bài thơ khác như: Những chữ, Từđặc, Mặt trời trong nước lạnh,..Bài thơ “Cầu nguyện” được viết theo thể thơ tự làm nhưng bên trong nó là một bản nhạc ưu tư, trầm lắng, u sầu, nhẹ nhàng tạo nên một cảm xúc bâng khuâng cho đọc giả.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh đêm no-en tàn khốc thời chiến với những khung cảnh gian nan. “Chiến tranh” một cụm từ ai muốn nhắc đến bởi nỗi đau mà nó không gây ra cảm giác sâu sắc vào bao thế hệ. Và bầu trời khi ấy liệu còn được tươi đẹp như bao ngày ? Màu xanh của bầu trời ngày nào đây trong mắt người lính chỉ “vòi vọi màu hoa huệ trắng”. Bầu trời ấy cùng với những cơn mưa đã rửa sạch máu của người lính trên nền đá lạnh. Không thể tưởng tượng nổi linh lúc ấy đã biết bao nhiêu máu và cơn mưa lạnh đến nhẹ nhàng, thư thái đến nhẹ nhàng. Những người lính đã chiến đấu mạnh mẽ như vậy nhưng số phận bức bách rứt, những người sau lưng họ vẫn ngã xuống theo bom đạn, đó là những người vô tội, những người nông dân buổi tối tối chí là những em bé mới lớn đã phải yên giấc ngủ ngàn thu. Có bất công khi cuộc sống họ gắn liền với mất mát, gắn liền với việc đeo khăn tang trắng xóa. Màu sắc trắng làm cho những cô gái xinh đẹp sáng đôi thứ ba ngày nào trở nên gầy guộc khi đi trong đêm tối như những cây nến trắng. Khung cảnh tiếc xa là thế nhưng khi nghe những tiếng đàn oóc vang và dàn đông ca hơn tim ta như bị khoét một món nữa. Tác giả đã liên tục sử dụng những từ ngữ đau đớn, mất mát cùng những hình ảnh tranh luận tạo nên một gam màu lạnh nhưng đồng cảm xúc. Cùng với đó là những phép so sánh độcg đặc biệt là câu thơ: “hoa hồng rụng trên bàn như màu máu úa”. Lưu Quang Vũ ông có một cách viết thơ rất khác. Ông mượn cái xa nói cái ở gần, cái trước mặt với cái trần trụi, ông liên tục nhắc lại “chúa của tôi”, “chúa của tôi”, “chúa của tôi”. Trong “Cầu nguyện” Chúa cao cả cũng được lưu trì giữa phố, Chúa cũng được chiến tranh ha hành hạ và có lẽ Chúa chưa an yên nghe tiếng lòng của người lính, một lòng khát khao sự bình an, một lòng đau khổ khi phải sống với chiến tranh, một niềm vui lớn hơn trong thời kỳ bạo lực. Khi quá bất lực quân nhân chỉ biết hơn vô vọng “tôi không tin”, “biết chờ đợi điều gì”, “biết tin tưởng vào đâu”. Có lẽ con người là thế khi không còn niềm tin, không có cơ sở nào luôn mong đợi mọi thứ.

Nhưng biết sao giờ tấm lòng người lính vẫn khắc khoải muốn sống, khắc khoải mong được hạnh phúc và bình yên. Người lính bày tỏ lòng oán hận và cầu nguyện thiết tha với Chúa- người có thể cứu vớt tâm hồn người lính lúc này. Anh oán hận những kẻ sát nhân, những kẻ giết người, kẻ đã gieo rắc nỗi đau nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Lẽ ra ai cũng có quyền được sống tự do, hạnh phúc nhưng chúng đã cướp tất cả. Bằng tất cả tấm lòng thành của một người lính anh “thì thầm” cầu nguyện Chúa. Anh cầu nguyện cho người lính, anh cầu nguyện cho nhân dân, anh cầu cho những người đã ngã xuống hay những người nông dân khốn khổ. Anh cầu cho những người anh thương và anh cầu cho anh không sống trong yếu hèn bạc nhược, sống có bản lĩnh, dũng cảm chiến đấu, anh cầu cho anh không vì những khổ đau là đánh mất tình yêu với cuộc đời, tình yêu với con người. Hai câu thơ “Nguyện cho tôi đừng sợ hãi- Nguyện cho tôi đừng nguội lạnh tình yêu” đã thể hiện mong cầu của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi mới hơn và đặc biệt là mong những nguời lính không đánh mất chính mình sau cuộc chiến.

Sau cùng trở lại với đêm no-en ấy, đêm no-en tưởng chừng là dịp đoàn viên ấm cúng cùng gia đình cùng nhau mở một bản nhạc ấm áp nhưng đây chỉ có một giai điệu còi báo động inh ỏi và dòng người tán loạn. Bom đạn lại rơi, mưa vẫn lạnh, máu người chiến sĩ vẫn chảy, chiến tranh lại tiếp tục. Không thể đoán được người lính ấy thất vọng đến nhường nào, không thể đoán được tình thế này lúc nào sẽ dừng lại, không thể đoán được ngày mai ra sao, không thể đoán được bầu trời liệu có thể trong xanh như trước hay chỉ mãi “màu hoa huệ trắng”? Tất cả đều mơ hồ.

Bằng cách sử dụng thể thơ tự do tâm tư Lưu Quang Vũ như được giải bày trong bài thơ, từng cảm xúc thả vào có câu ngắn, có cầu dài, tất cả nhịp nhàng đưa “Cầu nguyện” thành một nốt nhạc trầm. Những từ ngữ, hình ảnh, phép so sánh được vận dụng độc đáo tạo nên một cánh đồng mà cánh đông ấy lại được gieo bởi những giông bão, những vết thương chằng chịt. Ông đã thả tất cả vào thơ tạo nên một bài thơ triền miên cảm xúc về đời sống hiện thực và thế giới nội tâm của người lính. Ông quả là một nhà văn tài ba. Tác phẩm của ông sẽ luôn mãi trong lòng bạn đọc với dấu ấn khó phai này.

Văn học nghệ thuật luôn gắn liền với đời sống hiện thực đem lại những bài học, trải nghiệm quý giá cho bạn đọc. “Cầu nguyện” đã đem lại một cảm xúc bồi hồi khó có thể gặp lại ở một tác phẩm khác. Đây thực sự là một tác phẩm giá trị. Qua tác phẩm, chúng ta hãy học cách trân trọng những gì mà chúng ta đang có bởi đó là những thứ ông cha ta đã đổ máu để dành cho chúng ta và đó cũng là những thứ ông cha ta cả đời ao ước có được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *