Mở bài

Maugham từng nói “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự của câu chuyện diễn biến hoặc theo trình tự của tâm tình”. Nam Cao được coi là bậc thầy về truyện ngắn bởi ông đã biết kết hợp nhuần nhuyễn các trình tự kể như thế trong mạch tự sự của câu chuyện. Phần lớn các truyện ngắn của ông đều có kết cấu mạch kể theo “trình tự tâm tình”. Bài học quét nhà là một trong những tác phẩm như thế. Đây là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài người trí thức. Truyện cho thấy sự thành công của Nam Cao trong nghệ thuật tự sự.

Thân bài

Bài học quét nhà có cốt truyện đơn giản xoay quanh cuộc sống của người trí thức nghèo trước cách mạng. Truyện kể về một gia đình rơi vào cảnh túng quẫn nên sinh ra nhiều chuyện. Cô bé Hồng, đứa con nhỏ của gia đình, mới 5 tuổi đầu đã phải chịu bao khổ cực, đòn roi, chửi mắng hắt hủi của người mẹ. Phần đầu truyện Nam Cao tả cảnh gia đình nhà Hồng sống rất yên ấm, Hồng lúc nào cũng vui vẻ, về sau này Hồng cũng không biết có chuyện gì mà thấy u Hồng hay cáu gắt, u luôn mắng Hồng. Có lẽ vì hoàn cảnh xã hội phong kiến đã mang lại nỗi bất hạnh cho gia đình Hồng. Vậy nên, thông qua truyện ngắn này, nhà văn không chỉ bày tỏ sự cảm thông đối với những phận người trong xã hội cũ mà còn lên tiếng lên án xã hội bất công, thối nát đã gây nên bao cảnh khổ. Mạch tự sự của truyện đi theo dòng tâm trạng của nhân vật Hồng. Có khi nhà bàn ngược dòng thời gian kể về những tháng ngày yên vui được cha mẹ yêu chiếu của Hồng, có khi lại quay lại thực tại để tái hiện những tủi cực của cô bé khi thường xuyên phải hứng chịu những trận đòn vô cớ, những tiếng chửi vô lý của mẹ. Mạch kể này đã tạo cho người đọc có cái nhìn tham chiếu về cuộc sống của gia đình Hồng trước đây và sau này. Nhà vẫn không lí giải tại sao lại có sự thay đổi đó nhưng người đọc có thể hiểu bối cảnh xã hội đã tác động làm thay đổi hoàn cảnh sống của con người và cũng làm thay đổi cách ứng xử, hành vi và có nguy cơ bào mòn đi nhân cách của họ. Nhờ đó bài học về lối sống, đạo đức của con người nhà vẫn đưa ra cũng thấm thía hơn. Trong Bài học quét nhà, Nam Cao lựa chọn ngôi kể thứ 3 nhưng thay đổi điểm nhìn liên tục khiến cho mạch tự sự trở nên linh hoạt và tự nhiên hơn. Có khi là điểm nhìn bên ngoài gắn với người kể chuyện, (người kể chuyện đứng bên ngoài để quan sát cuộc sống gia đình Hồng, thấy được sự thay đổi trong cách ứng xử của cha mẹ với cô bé mà xót xa); khi lại là điểm nhìn bên trong gắn với diễn biến tâm lý của nhân vật Hồng (người kể chuyện như đọc được và thấu hiểu những tâm tư của cô bé, có khi nhà vẫn đứng về phía cha mẹ Hồng để dần vật đau đớn vì những hành vi tội lỗi của mình đối với trẻ nhỏ. Với cách kiến tạo câu chuyện, lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn linh hoạt, tác giả đã thành công hướng ngòi bút vào việc miêu tả thế giới tinh thần bên trong con người, phân tích mọi biểu hiện, biển chuyển trong thế giới nội tâm nhân vật, Nam Cao không hướng ngòi bút vào việc miêu tả nỗi khổ cơm áo mà tập trung thể hiện nỗi đau đớn, dần vật tinh thần của nhân vật trước gánh nặng cơm áo làm mai một tài năng và xói mòn nhân cách. Bài học quét nhà không tập trung diễn tả bi kịch tinh thần của người tri thức như nhiều truyện ngắn cùng đề tài của Nam Cao. Nhà vân khắc sâu hậu quả của bi kịch. Người tri thức như cha Hồng đã chẳng thể nào sáng tác trong hoàn cảnh xã hội ngột ngạt dẫn đến cuộc sống gia đình túng quẫn. Cũng chỉ vì hoàn cảnh túng quẫn mà bố bé Hồng đã phải tính & toán chi ly, làm tổn thương tới chính đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra. Từng lời nói của người cha tuy có vẻ lạnh lùng nhưng chất chứa những yêu thương: “Cái Hồng ngót năm tuổi rồi, chẳng còn bé bỏng gì, trao cho nó giữ em/ Ngày mai đi chợ, nhớ mua một củ nâu/ Bao nhiêu quần áo trắng của tôi, của chúng nó nhuộm tất cả đi cho bến và đỡ tốn xà phòng”. Hóa ra, đối với người lớn, cái sự ân, kể cả của trẻ con chỉ là để tồn tại “miễn không chết thì thôi”. Thật chua xót làm sao! Mẹ luôn chửi mắng Hồng cả ngày, giao cho nó làm bao nhiêu việc, bắt nó quét nhà trong khi cái chổi còn to hơn tay nó, nó sợ đến mức không dám cãi mẹ, cũng không dám khóc. Khi cha Hồng nhìn thấy bi kịch đang diễn ra trước mắt, y đau xót lắm. Mẹ Hồng thì ân hận khi đã tát con. Hai vợ chồng lại an ủi nhau chỉ vì khó khăn nên mới cáu gắt như thế, chứ thực ra bé Hồng rất ngoan và thương bố mẹ. Cái tài của nhà vẫn là đã nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật Hồng để gợi lên hoàn cảnh sống của gia đình, gợi lên bi kịch của người cha, gợi lên cả bức tranh xã hội đen tối thời phong kiến. Hồng không hiểu tại sao cha mẹ lại có sự thay đổi như vậy, càng không hiểu điều gì đang xảy đến với gia đình mình. Làm sao mà hiểu được bởi Hồng còn quá nhỏ dại. Bi kịch làm sao khi những đứa con nhỏ vô tội bỗng dưng lại phải gánh chịu những lời mắng nhiếc, thậm chí là đòn roi vì bố mẹ chúng không biết giải tỏa sự căng thẳng, lo lắng cho cuộc sống hàng ngày như thế nào. Bi kịch gia đình hay cũng chính là bi kịch của tầng lớp nông dân, trí thức tiểu tư sản trước cách mạng tháng Tám 1945, xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng. Đứa nhỏ càng đáng thương thì sức tố cáo xã hội càng lớn.

Nước mắt của những nhân vật tý hon như Hồng đã thấm trên từng trang viết của nhà văn. Đó là “tiếng khóc tỉ tỉ” đòi cơm của thằng cu (Nghèo), là tiếng khóc “òa lên” của thằng cu con, tiếng khóc “rưng rức” của cái gái, cu Nhớn, cu Nhờ chờ cả buổi mà không được một miếng cơm thừa canh cận (Trẻ con không được ân thịt chó), là sự nghẹn ngào “nước mắt ứa ra” của bé Ninh trước cảnh người ta dỡ nhà (Từ ngày mẹ chết), và giờ đây là những giọt nước mắt tức tưởi “chảy ra đầy má” của bé Hồng. Dễ nhận thấy trong truyện ngắn của Nam Cao vì sự lầm than, nhọc nhằn, vật vã, thậm chí vô tâm, tàn nhẫn của nhân vật chính mà những đứa trẻ – nhân vật phụ – trong sáng tác của nhà vẫn ít tiếng cười và niềm vui, chúng chỉ biết im lặng và rơi nước mắt. Cùng với bố mẹ, chúng sớm phải chịu đựng và nhận vào mình những đắng cay, tủi nhục, tai ương của số phận đang trùm lên cuộc sống của gia đình và bản thân chúng. Dưới ngòi bút hiện thực nhân đạo của Nam Cao, số phận bất hạnh của trẻ thơ và con người trong sáng tác của ông, suy cho cùng là những hồi chuông cảnh tỉnh, là thông điệp của nhà văn muốn gửi tới người đọc: “Hãy cứu lấy những nhân cách đang bị hủy diệt, những linh hồn đang héo hất chết mòn, chết mỏi vì miếng cơm manh áo”, để cho tuổi thơ thay vì đói nghèo là no ấm, đầy đủ thay vì tiếng khóc là tiếng cười, niềm vui.

Kết bài

Có thể nói Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam có tư tưởng, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân lớn lao, góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Bài học quét nhà”, tuy không trực tiếp đi sâu vào bi trí thức nhưng cũng phần nào nói lên cuộc sống khổ cực về cơm áo, gạo tiền, day dứt trăn trở về cuộc sống. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ vì cái nhà văn kể mà còn là “cách kể” của nhà văn

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *