Skip to content

Nghị luận cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài Nắng mới

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Bài thơ “Tiếng thu” quả là một kiệt tác văn học viết về mùa thu trong kho tàng văn học Việt Nam. Để trở thành kiệt tác văn học không thể thiếu nội dung và nghệ thuật. Cùng tìm hiểu qua bài viết nghị luận trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư dưới đây!

Dàn ý nghị luận trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tiếng Thu

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tiếng Thu)

Thân bài:

– Phong cách nhà thơ: Phong cách ông có sự đan quyện giữa cổ điển và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, hay nói cách khác, thơ ông vừa có vẻ đẹp cổ điển vừa có luồng gió của thời đại mới

– Cảm nhận nội dung:

+ Hai câu thơ mở ra cho chúng ta cả một trời thương nhơ vấn vương. Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em

+ Mùa thu trăng mờ, phải trăng ánh trăng chính là một hình ảnh mà các thi nhân rất thích sử dụng khi nói về thu hay khi người ngắm trăng đang mang nhiều tâm trạng.

+ Hình ảnh ánh trăng đẹp và sáng thường khiến ta gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm

+ Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.

+ Vào mùa thu, những chiếc lá trên ngọn cây xanh héo úa và bị gió thổi bay đi, chỉ còn lại những cành mảnh khảnh. Đó là hiện tượng tự nhiên của trời đất nhưng khi đi vào bài thơ lại trở thành biểu tượng của sự tàn lụi, héo hon, chia ly.

+ Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn

+ Chú nai một mình giống như là nàng cô phụ, hay cũng có thể đó là hình ảnh nhà thơ tự nhắc đến sự cô đơn, trống vắng của mình vậy

– Rút lại giá trị nội dung: Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác.

– Giá trị nghệ thuật:

+Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết. +Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao.

+ Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc

Kết bài:

Giá trị nội dung và nghệ thuật đem đến cho tác phẩm những gì?

Nghị luận trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tiếng Thu

Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét rằng: “Lư có làm thơ đâu, Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy”. Thật vậy, tác giả đã thể hiện lòng mình với tâm trạng sâu lắng, man mác buồn của nhân vật trữ tình. Phải chăng nhờ những giây phút “lịm người trong thú đau thương” ấy mà thi sĩ đã viết được những vần thơ tuyệt diệu làm xúc động triệu triệu trái tim qua bao thế hệ? Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho một cái thú nên khi “phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư’’ phải kể đến bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư. Để làm nên thành công cho tác phẩm chính là giá trị nội dug và nghệ thuật của Tiếng Thu.

Thơ Lưu Trọng Lư là mảng đóng góp lớn nhất và gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc. Phong cách ông có sự đan quyện giữa cổ điển và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, hay nói cách khác, thơ ông vừa có vẻ đẹp cổ điển vừa có luồng gió của thời đại mới. Điều này làm nên cái tôi vừa rạo rực, tràn đầy cảm xúc vừa u buồn, cô đơn. Chúng ta thấy thi sĩ buồn mà không bi lụy, đau mà không rên xiết, sầu mà không ảo não. Cái ngược đời đã góp phần quan trọng làm nên nét riêng biệt của Lưu Trọng Lư trong những bài thơ nổi tiếng được ông sáng tác trước cách mạng. “Tiếng thu là cả một bản hoà âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân”. Qua văn bản “Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực”

Hai câu thơ mở ra cho chúng ta cả một trời thương nhơ vấn vương. Nhân vật trữ tình ở đây không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”. Vì vậy, “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự. Cả bài thơ là một cuộc đối thoại giữa chàng trai và cô gái giữa người đang ngoài chiến trận với người đang mòn mỏi từng ngày ở nhà ngóng tin. Thật là bồi hồi biết bao khi một người đang thổn thức dang rạo rực đang bừng cháy còn một người thì không nghe thấy gì. Hoặc em cũng đang nghe thấy nhưng anh giả vờ như em không nghe thấy mà hỏi vậy. Ở đây ta đặt ra một câu hỏi mà rất khó trả lời được rằng em cũng đang nghe thấy nhưng anh giả vờ như em không nghe thấy mà hỏi vậy. Em mà tác giả đang gọi là ai? Phải chăng là một người đang buồn rầu ngóng tin hay một người tưởng tượng trong tâm trí nhà thơ hay đó chính là nhà thơ đang nói chuyện với chính lòng mình. Nhưng là ai không quan trọng, quan trọng chính là người đó đang nghĩ gì đang có tâm sự ra sao trước cảnh đời đang trôi?. Mùa thu thường đi vào trong thơ văn với cảm xúc buồn. Mùa thu trăng mờ, phải trăng ánh trăng chính là một hình ảnh mà các thi nhân rất thích sử dụng khi nói về thu hay khi người ngắm trăng đang mang nhiều tâm trạng.

“Đêm khuya không ngủ nhớ thương ai
Khắc khoải trong tim tiếng thở dài
Làm bạn cùng trăng đêm khuya lạnh
Hờ hững bờ vai dáng trang đài”

Hình ảnh ánh trăng đẹp và sáng thường khiến ta gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm. Nhưng trong bài thơ nó lại đẹp lại bởi chính vẻ u sầu. Dưới ánh trăng vằng vặc kia là một người đang đứng ngắm trăng mà trong lòng mang nhiều tâm sự. Bên cạnh đó tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng âm thanh “em không nghe”. Sự rạo rực mà nhà thơ Lưu Trọng lư nói đến ở đây không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm mà còn là sự đau đớn, lo lắng sự cách li có thể bất chợt ập đến. Hình ảnh người chinh phụ và chinh phụ trong câu thơ, gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh người chinh phu và chinh phụ trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Ở đó thì hai người bị chia cắt tình yêu đôi lứa, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến. Mong ngóng tin tức của người chồng nên người chinh phụ không một phút giây thôi mong ngóng, trông chờ.

“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”

Vào mùa thu, những chiếc lá trên ngọn cây xanh héo úa và bị gió thổi bay đi, chỉ còn lại những cành mảnh khảnh. Đó là hiện tượng tự nhiên của trời đất nhưng khi đi vào bài thơ lại trở thành biểu tượng của sự tàn lụi, héo hon, chia ly. “Em không nghe rừng thu’’. Bài thơ vẫn có cấu trúc “Tôi không nghe…” được lặp đi lặp lại, thể hiện sự bối rối cảm xúc của các nhân vật trữ tình. “Rừng” dùng để chỉ nơi cây cối sinh trưởng và phát triển. Nhưng đồng thời, đây cũng là thế giới cảm xúc phong phú của các nhân vật trữ tình, nơi bén rễ của những cảm xúc yêu thương, khao khát. Nhưng vào mùa thu, cây xanh rụng lá, giống như thế giới tâm linh của con người khi mùa thu đến, đó là những cảm giác mất mát không tên, gây nên nỗi lo âu, xáo trộn mạnh mẽ về tinh thần. “Lá thu kêu xào xạc” ta có thể hiểu đây là hình ảnh tả thực, đó là những chiếc lá rụng, khi có những cơn gió thổi qua tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng đặt nó trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì ta lại có những cảm nhận khác. Tiếng xào xạc của tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình, mà bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, đau đớn. Tiếp đó là hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ngỡ như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm đầy độc đáo. Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:

“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”

Lưu Trọng Lư khắc họa một chú “nai vàng” đang ngơ ngác đạp lên đống lá khô. Không gian rộng lớn của rừng thu lại chỉ có một chú nai vàng đang thơ thẩn đạp lên lá vàng chứ không phải là tung tăng vui đùa cùng những con vật khác càng làm khung cảnh mùa thu trở nên mơ mộng nhưng cũng man mác buồn thêm. Vì chú nai một mình giống như là nàng cô phụ, hay cũng có thể đó là hình ảnh nhà thơ tự nhắc đến sự cô đơn, trống vắng của mình vậy. Cái hay của hai câu thơ chính là hình ảnh khiến cho chúng ta vừa có thể cảm nhận nhưng cũng vừa có thể tưởng tượng ra khung cảnh ấy. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không…Một khung cảnh giàu tính nhạc và hình ảnh ấy cũng vô cùng đẹp vô cùng thơ mộng. Xuất hiện như một cái duyên chú nai vàng trở thành tâm điểm của mọi sư chú ý, và hình ảnh của chú ngơ ngác tới độ thơ ngây khiến cho tâm hồn ai không khỏi xao xuyến trước hình ảnh đó chứ. Không trực tiếp chứng kiến nhưng nghe như là có tiếng lá khô đang vỡ vụn dưới chân mình… Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,… Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ. Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác. Biện pháp liệt kê những hình ảnh về mùa thu: hình ảnh trăng mờ, hình ảnh kẻ chinh phụ, hình ảnh lá thu kêu xào xạc, con nai vàng. Có tác dụng thể hiện những cảm nhận, xúc động và suy ngẫm sâu lắng của tác giả dành cho mùa thu. Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết. Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao. Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc.

Bức tranh thu thơ mộng, êm đềm, nội dung có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, tâm trạng; giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ; thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Điều này làm nên cái tôi vừa rạo rực, tràn đầy cảm xúc vừa u buồn, cô đơn của chính tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *