Nghị luận Cái tôi cá nhân của mỗi con ngườiNghị luận Cái tôi cá nhân của mỗi con người

Đề bài: Cái tôi cá nhân của mỗi con người <3 “Snowflakes” – “Thế hệ bông tuyết”.

Mở bài

John Dewey từng cho rằng: “Cái tôi không phải là thứ sẵn có, mà là thứ liên tục hình thành thông qua lựa chọn hành động”. Cái tôi cá nhân của mỗi con người đã trở thành một khía cạnh quan trọng nuôi dưỡng và hình thành nên tính cách của mỗi chúng ta. Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cái tôi”.

Nghị luận Cái tôi cá nhân của mỗi con người
Nghị luận Cái tôi cá nhân của mỗi con người

Thân bài

Tự điển Thesaurus định nghĩa về “cái tôi” là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương, con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Vì thế, chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay – dỡ và tốt – xấu.

 

Cái tôi trong mỗi người được phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ, người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào, nói cách khác – cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm sâu vào lòng tự trọng. Năm 2016, thuật ngữ “snowflakes” và “snowflake generation” thường được sử dụng rất nhiều ở Mỹ, xuất phát từ sự phẫn nộ đối với những bộ trang phục Halloween thiếu văn hóa trong khuôn viên trường. Trong tiếng Anh, “snowflakes” có nghĩa là bông tuyết, nhưng nó lại được sử dụng nhiều theo nghĩa bóng để chỉ cho thực trạng của thành phần trẻ trong xã hội có lối sống cái tôi cá nhân cao, cho quyền làm bất cứ thứ gì mình muốn, ái kỳ nhưng dễ tổn thương và tự tổn thương chính mình. “Snowflakes” mô tả người nhạy cảm, rất dễ cảm thấy bản thân bị xúc phạm, coi thế giới phải xoay quanh họ và cảm xúc của họ, một thế hệ trẻ mỏng manh như bông tuyết, dễ tan vỡ, dễ tổn thương lòng tự ái và thiếu khả năng phục hổi. Thế hệ bông tuyết được bao bọc trong sự chăm sóc quá mức của bậc phụ huynh, sống thừa vật chất và có khả năng chịu đựng kém, thường than thở, dễ tìm cớ bỏ cuộc, hay trách móc, biện minh, kém kiên trì, kỳ vọng cao về công việc,… Từ đó dẫn đến việc quá tự cao tự đại, không thích bất kỳ hình thức chỉ trích nào và tin rằng cảm xúc của họ là trung tâm chỉ huy trong cuộc thảo luận. Ở phương Tây, thế hệ trẻ xem cách ví von của thuật ngữ “bông tuyết” là sự xúc phạm và họ rất phản đối thuật ngữ này, nhưng nó đã được đưa vào từ điển Collins English năm 2016.

Từ câu chuyện của “thế hệ bông tuyết”, ta nhận ra khi mỗi người nuôi dưỡng cái tôi không đúng cách, chỉ nuông chiều theo những kì vọng và đòi hỏi của cái tôi, thì chúng ta sẽ bị nó điều khiển và trở thành những con người ngạo mạn, yếu đuối và kém cỏi trước cuộc đời. Ta có thể rèn luyện chính kiến, lập trường và giữ vững quan điểm đúng đắn của bản thân trước một vấn đề nào đó. Nhưng ta không thể ứng xử bằng một cái tôi cao, chỉ nghĩ và chỉ tôn trọng chính mình mà không biết lắng nghe những người xung quanh.

Kết bài

Vì thế, cái tôi của con người vừa giúp chúng ta xây dựng được một bản ngã “là chính mình” với những lập trường riêng, nhưng cũng vừa khiến chúng ta trở thành một “thế hệ bông tuyết” nếu ta không biết kiểm soát và nuôi dưỡng tính cách của mình. “Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?”

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *