Lý thuyết Phương thức biểu đạt? Cách xác định phương thức biểu đạt chính

Trong các văn bản thường được viết bằng những phương thức biểu đạt khác nhau, tạo nên sự đặc sắc cho văn bản. Hãy cùng tìm hiểu Lý thuyết Phương thức biểu đạt? Cách xác định phương thức biểu đạt chính nhé!


Phương thức biểu đạt là gì?

- Phương thức biểu đạt là cách thức mà người viết thể hiện trong văn bản nhằm truyền tải những thông điệp, nội dung mong muốn tới với người đọc. Phương thức biểu đạt giúp người với người hiểu nhau hơn, gần gũi hơn và giúp gắn kết các mối quan hệ.

- Có 6 loại phương thức biểu đạt chính:

+ Phương thức Tự sự: Người viết sử dụng ngôn ngữ để kể lại, xâu chuỗi những sự việc, hiện tượng thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

+ Phương thức Biểu cảm: Người viết sử dụng ngôn ngữ, tính từ mang sắc thái thể hiện cảm xúc qua đó bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình đối với đối tượng được nhắc tới.

+ Phương thức Miêu tả: Người viết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, diễn tả lại ngoại hình cũng như nội tâm của nhân vật.

+ Phương thức Thuyết minh: Người viết sử dụng ngôn ngữ để cung cấp thông tin, giới thiệu cho người khác biết về những đặc điểm, những tính chất của đối tượng được đề cập đến. Bên cạnh đó còn khiến cho người đọc có cái nhìn khách quan về đối tượng được nhắc đến.

+ Phương thức Nghị luận: Người viết sử dụng ngôn ngữ, bằng chứng để khẳng định cho luận điểm của bản thân, cũng như thuyết phục người khác tin vào quan điểm ấy

+ Phương thức Hành chính - công vụ: Người viết thường là các cấp cơ quan chính quyền Nhà nước gửi cho nhân dân nhằm thông báo những yêu cầu, những thông báo đến với nhân dân hoặc là của nhân dân gửi mong muốn, yêu cầu lên các cấp chính quyền.

Lý thuyết Phương thức biểu đạt? Cách xác định phương thức biểu đạt chính

Cách xác định phương thức biểu đạt chính

- Phương thức Tự sự: Thường có cốt truyện, mạch truyện rõ ràng. Có các nhân vật cũng như những lời thoại, suy nghĩ hay hành động của nhân vật trong đó. (hay được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn bản nghệ thuật,...)

- Phương thức Miêu tả: Nội dung mà người nói, người viết muốn truyền đạt phải có các tính từ, các động từ để miêu tả về sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Kể cả là vẻ bề ngoài hay là nội tâm, suy nghĩ của nhân vật. (thường được sử dụng trong kí, tùy bút,...)

- Phương thức Biểu cảm: Nội dung được thể hiện thường sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của người nói, người viết về đối tượng đang được nhắc tới. (thường được sử dụng trong thơ)

- Phương thức Thuyết minh: Nội dung thể hiện được những đặc điểm riêng của đối tượng được nhắc tới. Ngôn ngữ rõ ràng, cụ thể, có những số liệu thuyết phục người đọc (thường được sử dụng trong văn bản khoa học, hay thuyết minh về một địa điểm du lịch,...)

- Phương thức Nghị luận: Nội dung có những luận điểm cần được chứng minh trong văn bản, người đọc, người viết đưa thêm những lập luận, căn cứ rõ ràng để củng cố cho quan điểm, luận điểm đã được đưa ra trong bài. (thường dùng trong những bài nghị luận)

- Phương thức Hành chính - công vụ: Nội dung là những thông báo, yêu cầu của các cấp chính quyền Nhà nước đến với công dân. (thường được sử dụng trong đơn từ, thông báo,...)

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question