LIÊN HỆ MỞ RỘNG "SANG THU" - HỮU THỈNH

LIÊN HỆ MỞ RỘNG "SANG THU" - HỮU THỈNH

LIÊN HỆ MỞ RỘNG "SANG THU" - HỮU THỈNH

Liên hệ với đám mây trong thơ Nguyễn Khuyến
Trong văn học Việt Nam, Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến từng khắc họa mây thu với bài thơ  "Thu điếu" (Câu cá mùa thu):
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt"
Tầng mây không gấp gáp, vội vàng theo gió cuốn đi mà "lơ lửng" đầy ung dung, tự tại như phong thái của chính Nguyễn Khuyến khi lánh đục về trong. Còn trong "Sang thu", đám mây của Hữu Thỉnh lại tinh nghịch, nhí nhảnh khi nó "vắt nửa mình sang thu", nằm ngang giữa ranh giới của hạ và thu.
Liên hệ với những mùi hương trong thơ và nhạc
Mùa thu - mùa thơm. Thu đến mang theo bao hương thơm giăng đầy khắp nẻo, khiến bao người lưu luyến. Trong mỗi tâm hồn nghệ sĩ, hương thu lại in dấu theo những cách khác nhau. Nếu cố nhạc sĩ Hồng Đăng từng say mê mùi hoa sữa mỗi độ thu về : "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm"(Hoa sữa), Nguyễn Đình Thi nhớ về buổi sáng "mát trong" qua mùi cốm - "gió thổi mùa thu hương cốm mới" (Đất nước)... thì với Hữu Thỉnh, ông nhận ra bước chân của nàng thu qua hương ổi thơm dịu, dân dã, bình dị:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Liên hệ với sương thu trong thơ Đỗ Phủ
Đỗ Phủ và Hữu Thỉnh đã gặp gỡ đầy thú vị khi trong thơ của họ, sương thu đều là thi liệu gợi vẻ đẹp của nàng thu. Nếu sương của Hữu Thỉnh "chùng chình", êm đềm, nhẹ nhàng phủ lên không gian "đầu ngõ", thì hạt sương - "ngọc lộ" trong thơ của vị Thi Thánh thời Đường lại đặc quánh, ôm trọn cả một rừng phong khiến cảnh thu trở nên tiêu điều, hoang vu, hùng vĩ: 
"Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm"
(Thu hứng)     
Liên hệ với sự tĩnh lặng trong thơ Haiku - Basho
Trong "Sang thu" Hữu Thỉnh, mùa thu hiện lên dịu nhẹ, êm đềm, đầy chất thơ với hình ảnh "sương chùng chình", "hương ổi", "gió se"... Còn mùa thu trong thơ haiku của Basho lại mang vẻ đẹp u tịch, đìu hiu:
"Trên cành khô
cánh quạ đậu
chiều thu"
Cùng diễn tả cái yên tĩnh của mùa thu, nhưng cái yên tĩnh trong "Sang thu" đem lại cảm giác bình yên, gần gũi, còn cái yên tĩnh của thơ haiku lại gợi lên cảm giác tang thương, u buồn, tĩnh mịch, huyền bí.

Đăng Khôi
14/5/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question