Tất cả

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

owl
Bạn đang quan tâm đến điều gì?
Đặt câu hỏi
icon_pajamas_question

icon-ghim
avatar
Đào Minh Ánh
Lớp 11
Văn mẫu 19/3/2024

Phân tích đoạn thơ sau:

Trên đường cát mịn một đôi cô 

Yếm đỏ khăn thâm trĩ hôin chùa 

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc 

Tay lần tràng hạt niệm nam mo

Đánh giá
icon-question_detail
Hỏi chi tiết
icon-follower
Theo dõi
icon-flat
Báo vi phạm
Đào Minh Ánh rất mong câu trả lời từ bạn Viết trả lời
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
  1. Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  2. Không sao chép mạng
  3. Cố tình spam sẽ bị khóa tài khoản
Tổng hợp câu trả lời (1)
avatar
Gia Sư HOCMAI360

Dưới đây là dàn ý tham khảo: 

a. Mở bài: Khái quát đoạn trích và nhà thơ Nguyễn Bính

b. Thân bài:

* Giới thiệu chung về đoạn thơ:

- Giới thiệu chung về nhà thơ Nguyễn Bính

+ thơ Nguyễn Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

+ Nguyễn Bính được coi là thi sĩ đồng quê và có nhiều tác phẩm được truyền tụng rộng khắp.

+ Bài thơ "Xuân về” đã vẽ nên một bức tranh của làng quê và con người Việt Nam thơ mộng trong giai đoạn bắt đầu một năm mới.

- Đoạn thơ được phân tích trích trong bài thơ Xuân về của nhà thơ Nguyễn Bính:

+ Nội dung: tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, đặc biệt là các cô gái và các cụ bà.

* Phân tích đoạn thơ:

- Nội dung:

+ “trẩy hội chùa” là một nét phong tục đặc trưng của người Việt.

+ “Một đôi cô” duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: “yếm đỏ khăn thâm” đi trẩy hội chùa.

+ Các cụ già, bà già “tóc bạc” lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô.

- Nghệ thuật:

+ Nhân hoá: Gậy trúc dắt bà

+ Hình ảnh thơ gần gũi: yếm đỏ khăn thâm, gậy trúc, bà cụ,...

+ Hình ảnh thơ mang ý nghĩa gợi tả: yếm đỏ khăn thăm-> sức sống mãnh liệt của mùa xuân

+ Cấu trúc song hành: một đôi cô- bà già tóc bạc

-> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu.

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn trích và bài thơ Xuân về 

icon-vote
Vote
icon-heart
Cảm ơn
icon-comment
Bình luận
icon-report
Báo vi phạm

Bảng xếp hạng

Trong ngày

Cộng tác viên

Trong ngày
icon-make-question icon-make-question