Đọc Người tìm đường lên các vì sao trang 105, 106 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Khởi động: Kể tên hoặc nói những điều em biết về một nhà khoa học.

Lời giải:

Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei hay còn được biết đến là Galileo ( 1564-1642, Ý ) được coi là một trong người có những đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của khoa học. Có một điều chắc chắn rằng Galileo là người đầu tiên có thể giúp khoa học để đi ra khỏi xu hướng của Aristotle. Ông là nhà vật lý, nhà thiên văn học, và triết gia. Và đóng góp nổi tiếng nhất của ông là phát minh ra kính viễn vọng.

Ông cũng được coi là cha đẻ của thiên văn học, cha đẻ của vật lý và là cha của khoa học. Ông sinh ra trong một nhà toán học với cha ông là Vincenzo Galilei và mẹ là Giulia Ammannati ở Ý nên được tiếp xúc với toán học từ rất sớm. Ông là nhà khoa học đầu tiên chứng minh các thí nghiệm bằng định lượng mà kết quả nhận được được dựa trên toán học. Tuy nhiên, ông đã phải chịu đựng rất nhiều chỉ trích từ dư luận cho lý thuyết của ông.

Bài đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Đọc Người tìm đường lên các vì sao trang 105, 106 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêulà sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên khôngủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Cácvì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.".

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá?

Lời giải:

Chi tiết cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá là để tìm hiểu bí mật "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?", Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là xách, hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.

Câu 2: Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình thế nào?

Lời giải:

Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như sau:

- Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêulà sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàngtrăm lần.

- Quanh năm ông chỉ ăn bánhmì suông để tiết kiệm tiền mua sách và dụng cụ thí nghiệm.

- Qua nhiều lần thí nghiệm, ôngđã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên khôngủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đisâu vào lí thuyết bay trong không gian.

- Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi thì ông cũng thành công.

Câu 3: Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã đem lại kết quả gì?

Lời giải:

Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã giúp ông đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao, ông đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”

Câu 4: Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?

Lời giải:

Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta phải luôn luôn theo đuổi, tìm tòi, những điều mới lạ và đầy thú vị trong cuộc sống này, đồng thời kiên trì theo đuổi với những việc mình đang làm thì chúng ta sẽ thành công đạt được những kết quả lung linh như những vì sao “đường đến các vì sao” – là con đường mà chúng ta nỗ lực, kiên trì theo đuổi và sẽ thành công với những mục tiêu mình đề ra.

Câu 5: Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế những gì? Vì sao?

Lời giải:

Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế ra robot dọn rác và nhắc nhở những con người xả rác bừa bãi. Vì làm cho môi trường xung quanh ta ngày càng sạch đẹp hơn và ý thức của mỗi người sẽ được nâng cao..

Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Tìm những tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học

M: miệt mài, thông thái

Lời giải:

Tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học: kiên trì, nghiêm túc, chuyên nghiệp, thông minh, nỗ lực, đam mê…

Câu 2: Đặt 2 – 3 câu giới thiệu về một nhà khoa học hoặc một phát minh khoa học mà em biết.

Lời giải:

Nhà khoa học vĩ đại Thomas Edison là người em luôn khâm phục. Ông chính là người sáng chế ra bóng đèn dây tóc, đem đến ánh sáng cho cả nhân loại. Sau hơn 10 nghìn lần thất bại cùng với sự công kích là “người hoang tưởng”, “ quân lừa bịp”, ông vẫn không nản chí, kiên trì trung thành với khát vọng của bản thân. Sau những ngày tháng miệt mài nõ lực nghiên cứu, ông đã thành công và chúng ta đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Edison để lại cho mỗi con người chúng ta một bài học rằng: "Thất bại là cơ hội để chúng ta học hỏi"

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question