Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (2 đề)

Tổng hợp các đề Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu


Ngữ liệu đọc hiểu bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

TRƯỜNG SƠN ĐÔNG, TRƯỜNG SƠN TÂY

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Đông sang tây không phải đường thư
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

(Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)


Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2: Đâu cũng là tác phẩm của tác giả Phạm Tiến Duật

A. Tiếng gà trưa

B. Đàn Ghi-ta của Lorca

C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

D. Mùa xuân nho nhỏ

Câu 3: Địa điểm được nhắc tới trong bài là?

A. Đồi Him Lam

B. Dinh Độc Lập

C. Trường Sơn

D. Củ Chi

Câu 4: Bài thơ được sáng tác trong thời kì nào?

A. Kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ

C. Chiến tranh biên giới phía Bắc

D. Đất nước hoàn toàn độc lập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A. Biểu cảm => Trong bài có những từ ngữ thể hiện cảm xúc

Câu 2: C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 3: C. Trường Sơn => Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

Câu 4: B. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ 

Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Tự luận) - Đề 2

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?

Câu 3. Em hiểu thế nào là “miền đất lạ” trong câu thơ “Biết lòng anh say miền đất lạ”?

Câu 4. Nêu biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền”

Câu 5. Qua bài thơ, anh/chị rút ra bài học sâu sắc và ý nghĩa với giới trẻ?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Thể thơ của văn bản: Tự do

Câu 2.

- Nhân vật trữ tình trong văn bản là: Anh và Em

Câu 3.

- “miền đất lạ” trong câu thơ “Biết lòng anh say miền đất lạ” có nghĩa là: Vùng đất mới, những vùng đất mà người lính bước tới. Cũng có nghĩa là những vùng đất của sự hoài bão, đam mê mà sáng tạo

Câu 4.

- Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

+ So sánh: Giúp cho hình ảnh về những người lính và tình yêu trong chiến tranh trở nên sinh động hơn

+ Điệp ngữ: Nhấn mạnh sự liên kết đặc biệt của người lính

Câu 5.

- Qua bài thơ, em rút ra bài học: Giữ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cân bằng để không mối quan hệ nào làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ còn lại


Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Tự luận) - Đề 3

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.

Câu 2: Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?

Câu 3:

“Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Tự do

- Giọng điệu của bài thơ: Nhẹ nhàng, trìu mến như một lời tâm sự giữa hai người đang yêu nhau

Câu 2:

- Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện sự thích thú, yêu mến với những điều mới lạ nơi miền đất mới, thế nhưng sâu thẳm trong đó vẫn là nỗi nhớ về em - về người anh yêu ở nơi phương xa

Câu 3:

- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự trong bài “Tương tư” của Nguyễn Bính: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

- Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian

Lê Hồng Phương
27/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question