Đọc hiểu Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh (2 đề)
Tổng hợp các đề Đọc hiểu Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu.
Ngữ liệu Đọc hiểu Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày giỏ dạn sương.
Thân sao bướm chân ong chưởng bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen giỏ tựa hoa kể,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cẩm trong nguyệt nước cở dưới hoa.
Vui là vui gượng kéo là,
Ai trì âm đó mặn mà với ai?
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)
Đọc hiểu Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh (Trắc nghiệm) – Đề 1
Câu 1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích?
A. Lục bát
B. Thất ngôn
C. Tự do
D. Lục ngôn
Câu 2: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật?
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên?
A. Mã Giám Sinh
B. Thúy Kiều
C. Tú Bà
D. Thúy Vân
Trả lời câu hỏi
Câu 1: A => Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ).
Câu 2: C => Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ.
Câu 3: D => Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm.
Câu 4: B => Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là Thúy Kiều.
Đọc hiểu Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh (Tự luận) – Đề 2
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ sau:
Khi sao phong gắm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày giỏ dạn sương,
Thân sao bướm chân ong chường bấy thân!
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện như thế nào qua câu thơ: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
Câu 4. Nhận xét về tình cảm của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều thể hiện trong đoạn trích.
Câu 5. Anh/ Chị có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích?
Câu 6. Anh/Chị hãy kể tên 02 tác phẩm văn học viết cùng một đề tài với tác phẩm Truyện Kiều.
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
– Biện pháp tu từ so sánh : “Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
– Tác dụng:
+ Làm tăng tính sinh động, phong phú cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh số phận bấp bênh, trôi nổi của Thúy Kiều trong hoàn cảnh không được lựa chọn thân phận cho mình và không được tự quyết định cuộc sống cho bản thân.
Câu 2:
– Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích diễn tả tình cảnh trớ trêu khi Kiều rơi vào bẫy của Tú Bà và nỗi niềm thương xót cho số phận của bản thân.
Câu 3:
– Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện qua câu thơ: “ Giật mình mình lại thương mình xót xa” là: Câu thơ thể hiện tâm trạng của Kiều khi nghĩ lại tình cảnh của bản thân – một số phận hẩm hiu, bấp bênh, trôi nổi giữa dòng đời, nàng không thể tự lựa chọn con đường của mình.
Câu 4:
– Tình cảm của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều vô cùng lớn, bằng ngòi bút nghệ thuật cùng với ngôn từ đậm chất cảm xúc, Nguyễn Du đã thả hồn mình vào những dòng thơ khi viết để người đọc có thể cảm nhận được nỗi tận cùng của sự gian khổ và thương xót cho số phận của Thúy Kiều.
Câu 5:
– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ là một đề tài tiêu biểu của mỗi tác giả, đó là nỗi niềm thương xót cho những người phụ nữ, họ luôn là người phải cam chịu, sống nhưng không phải sống cho bản thân, không có quyền được lựa chọn con đường riêng mà luôn phải sống phụ thuộc vào người khác. Ở trong xã hội cũ đó thân phận người phụ nữ trở nên rẻ rúng.
Câu 6:
– Hai tác phẩm văn học viết cùng một đề tài với tác phẩm Truyện Kiều: “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương; “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ