Quê hương trong mỗi chúng ta luôn là những điều giản dị, gần gũi, là nơi ta luôn muốn trở về sau những buồn vui trong cuộc sống. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời Đọc hiểu Quê hương là nỗi nhớ con mang để thấy được những lời tâm sự của tác giả đối với quê hương của mình !
Đọc hiểu Quê hương là nỗi nhớ con mang
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Trong khổ thơ (1), quê hương hiện ra qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (3).
Câu 4: Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương qua bài thơ trên.
Trả lời Đọc hiểu
Câu 1:
Thể thơ của văn bản: Tự do.
Câu 2:
Trong khổ thơ (1), quê hương hiện ra qua những hình ảnh: “vành nôi của mẹ”, “giàn mướp vàng”, “bát canh suông”, “đĩa cải ngồng”.
Câu 3:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (3): Điệp từ “là”
– Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những hình ảnh kỉ niệm, gần gũi gắn bó với quê hương của tác giả.
+ Bày tỏ niềm nhớ thương, hoài niệm về nơi “chôn nhau cắt rốn” của tác giả. Đồng thời thể niệm sự tự hào da diết, tình yêu quê hương sâu lắng đối với quê hương của mình.
Câu 4:
Quê hương qua văn bản hiện lên với những hình ảnh vô cùng giản dị, gần gũi và vô cùng quen thuộc với những người con sinh ra và lớn lên từ đồng ruộng. Với tác giả quê hương đơn giản là những điều nhỏ bé tồn tại xung quanh cuộc sống. Nơi đã bao bọc, vỗ về tuổi thơ, che chở nhẹ nhàng trong hành trình lớn lên của tác giả. Tác giả trân trọng và yêu tha thiết quê hương, những không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên trong ngần qua dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương. Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim thi sĩ.