Tổng hợp các đề Đọc hiểu những vết đinh còn mãi trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu.

Ngữ liệu Đọc hiểu những vết đinh còn mãi

Một cậu bé có tính hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi định và bảo: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ” Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng vài tuần sau, cậu bé đã tập kiềm chế và số lượng đình cậu đóng lên hàng rão ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đồng một cây đinh lên hàng rào.

Đến một hôm, cậu đã không nổi nóng một lần nào trong suốt cả ngày. Cầu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt làm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai, con hãy nhổ một cái đỉnh ra khỏi hàng rào” Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm, cậu bé vui mừng tim cha và hãnh diện bảo rằng đã không còn một cái đình nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào, nhỏ nhẹ nói với cậu “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ định còn để lại trên hàng rào đi. Hàng rào đã không còn như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ vết thương tinh thần còn đau đón hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tìm minh ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”

(Trích “Quà tặng cuộc sống”)

Đọc hiểu những vết đinh còn mãi (Trắc nghiệm) – Đề 1

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn

  1. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  2. Thuyết minh
  3. Miêu tả, thuyết minh
  4. Biểu cảm, nghị luận

Câu 2: Trong đoạn văn trên là cuộc hội thoại của nhân vật nào?

  1. Người kể chuyện và người đọc
  2. Người cha và cậu con trai
  3. Cậu con trai và bạn
  4. Người cha và người kể chuyện

Câu 3: Người cha dạy con trai kiểm soát nóng tính bằng cách nào?

  1. Nhổ đinh để kiểm soát tính nóng
  2. Đi qua đi lại để kiểm soát tính nóng
  3. Đưa cậu một túi đinh và bảo cậu mỗi khi cáu kỉnh đóng một chiếc đinh lên hàng rào
  4. Bình tĩnh để kiểm soát tính nóng.

Câu 4: Bằng cách người cha dạy cậu con trai kiểm soát tính nóng như trong đoạn văn, vậy cậu con trai đã kiểm soát được tính nóng của bản thân chưa?

  1. Chưa kiểm soát được
  2. Lúc kiểm soát được nhưng lại có những lúc không kiểm soát được
  3. Cậu đã kiểm soát được tính nóng của mình
  4. Một đáp án khác

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A => Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2: B =>  Đoạn văn trên là cuộc hội thoại của người cha và cậu con trai

Câu 3: C => Dựa vào đoạn văn

Câu 4: C => Cậu con trai đã kiểm soát được tính nóng của mình

Đọc hiểu những vết đinh còn mãi (Tự luận) – Đề 2

Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gì?

– Nội dung : Đoạn văn là cách giáo dục, dạy bảo của người cha với người con của mình tuy giản đơn nhưng lại mang lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc giúp người con rèn luyện tính kiềm chế, kiên trì, nhận ra được việc nóng giận với người khác là tổn thương tới người khác.

Câu 2: Vì sao cậu bé ngày càng đóng ít đinh hơn?

– Cậu bé ngày càng đóng ít đinh hơn vì cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

Câu 3: Em hiểu “vết đinh” trong câu ” dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn.” chỉ điều gì?

– Em hiểu “vết đinh” trong câu ” dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn.” chỉ việc nếu xúc phạm ai đó trong cơn giận thì lời xúc phạm cũng như những vết đinh để lại vết thương khó lành trong lòng người khác.

Câu 4: Theo em, bài học mà người cha muốn nói với cậu con trai là gì?

– Người cha muốn nói với cậu con trai : kiềm chế tính nóng nảy của bản thân là vô cùng quan trọng. Khi kiềm chế được thì ta sẽ bình tĩnh để giải quyết được các vấn đề đang xảy ra, như vậy vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Và khi ta nóng nảy sẽ rất dễ nói ra những câu mà khiến người khác phải tổn thương, những câu nói đó chỉ là bộc phát nhất thời của mình nhưng lại khiến người nghe nhớ mãi. Cho nên việc kiểm soát được tính nóng là quan trọng đối với chúng ta trong cuộc sống.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *