Cùng Hocmai360 trả lời câu hỏi Đọc hiểu Người chạy cuối cùng (Trắc nghiệm) để thấy được hình ảnh người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đầy nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy

Nội dung văn bản: Người chạy cuối cùng

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG      

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

(Theo John Ruskin)

Đọc hiểu Người chạy cuối cùng (Trắc nghiệm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Trả lời: C. Biểu cảm

Giải thích: 

Dựa vào định nghĩa Phương thức biểu đạt biểu cảm

Phương thức biểu đạt biểu cảm là phương thức mà người nói, người viết sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ những cảm xúc của bản thân mình, bộc lộ các tâm tư, tình cảm và cảm xúc của mình đối với đối tượng mà mình đang đề cập đến

Đọc văn bản, ta thấy văn bản sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, tâm tư, tình cảm của nhân vật tôi đối với “người chạy cuối cùng”==>  Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm

Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Trả lời: B. Mùa hè

Giải thích: Đọc đoạn thứ nhất

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy.

B. Đi diễu hành.

C. Đi cổ vũ.

D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Trả lời: D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Giải thích: Đọc đoạn thứ nhất

Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé.

B. Là một cụ già.

C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

D. Là một người đàn ông mập mạp.

Trả lời: C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

Giải thích: Đọc đoạn thứ 2

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu  văn sau có công dụng gì: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.

A.  Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

Trả lời: B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?

A. nhẫn nại

B. chán nản

C. dũng cảm

D. hậu đậu

Trả lời: A. nhẫn nại

Câu 7:  Đoạn văn sau có mấy câu ghép: 

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

A. 1 câu

B. 2 câu

C. 3 câu

D. 4 câu

Trả lời: A. 1 câu

Câu 8: Nội dung chính của văn bản là:

A.Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn, vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.

B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí  đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.

C. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.

D.Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ.

Trả lời: B. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí  đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.

Đọc hiểu Người chạy cuối cùng (Tự luận)

Câu 9: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai?

Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi

Câu 10: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên?

Bài học rút ra là không ngại những khó khăn thử thách, dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, trau dồi tri thức, rèn luyện thể lực, phải quyết tâm, cố gắng để gặt hái được những thành quả xứng đáng.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *