Tổng hợp các đề Đọc hiểu Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu
Ngữ liệu đọc hiểu bài thơ Hoa sữa
HOA SỮA
Nguyễn Phan Hách
Tuổi mười lăm em lớn từng ngày,
Một buổi sáng bồng biến thành thiếu nữ
Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ,
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ.
Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu,
Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc.
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt,
Vậy mà tan trong sương gió mong manh.
Tại mùa thu, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa?
Tại siêu hình tại gì không biết nữa?
Tại con bướm vàng có cảnh nó bay?
Đau khổ nhiều nhưng éo le thay.
Không phải thời Romeo và Juliette,
Nên chẳng có đứa nào dâm chết,
Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.
Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương,
Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ,
Hương của tình yêu đầu nhắc nhớ,
Có hai người xưa đã yêu nhau…
(In trong Tình bạn tình yêu- Nguyễn Phan Hách NXB Giáo dục, 1980, tr. 34-35)
* Nguyễn Phan Hách (1944-2019), quê huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông có năng khiếu văn chương từ nhỏ. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Phan Hách đã cống hiến những tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau Nguyễn Phan Hách viết bài thơ khi ở tuổi trung niên, trong một buổi chiều tình cờ ngang qua Nguyễn Du – con phố được mệnh danh là “lãnh địa” của hoa sữa ở Hà Nội. Những cảm xúc lãng đãng đưa ông về với ký ức của mối tình đầu. Khi còn sống, nhà thơ kể hồi ông gắn 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung cấp sư phạm, ông trở thành thầy giáo cấp hai ở tỉnh Hà Bắc (cũ). Ngày đó, thầy giáo trẻ thầm thương trộm nhớ cô học trò 15 tuổi họ Phan. Ông chỉ dám thể hiện tình yêu bằng nhiều bài thơ lãng mạn.
Đọc hiểu Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách (Trắc nghiệm)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ gì?
A. Nghệ thuật
B. Khoa học
C. Sinh hoạt
D. Báo chí
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là?
A. Em
B. Anh
C. Anh và em
D. Không có ngữ liệu
Câu 3: Khổ thơ thứ ba của bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ
B. Điệp từ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 4: Loài hoa được tác giả nhắc đến trong văn bản là gì?
A. Hoa hồng
B. Hoa sứ
C. Hoa sữa
D. Hoa sưa
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách (Trắc nghiệm)
Câu 1: A. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung của bài thơ
Câu 2: C. Anh và em => Tại mùa thu, tại em hay tại anh?
Câu 3: B. Điệp từ => Điệp từ “Tại”
Câu 4: C. Hoa sữa => Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ.
Đọc hiểu Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách (Tự luận)
Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình/ Phương thức biểu đạt/ thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Tình yêu đầu của nhân vật trữ tình mang hương sắc mùa nào?
Câu 3: “Hương của tình yêu đầu nhắc nhở” được nhà thơ nói đến trong thơ là gì?
Câu 4: Nêu chủ đề của văn bản trên.
Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của 1 BPTT pháp tu từ trong 2 câu thơ:
“Tại siêu hình tại gì không biết nữa?
Tại con bướm vàng có cánh nó bay?”
Câu 6: Hãy cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ sau:
Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt,
Vậy mà tan trong sương gió mong manh.
Câu 7: Em có đồng tình với ý kiến “tình yêu đầu là tình yêu đẹp nhất” hay không? Vì sao?
Câu 8: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa sau khi đọc văn bản.
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hoa sữa của Nguyễn Phan Hách (Tự luận)
Câu 1:
– Chủ thể trữ tình: “em”
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– Thể thơ: Tự do
Câu 2:
– Tình yêu đầu của nhân vật trữ tình mang hương sắc của mùa thu
Câu 3:
– “Hương của tình yêu đầu nhắc nhở” được nhà thơ nói đến trong thơ là mùi của hoa sữa mùa thu
Câu 4:
– Chủ đề của văn bản trên là về mối tình đầu dở dang không có được cái kết đẹp của tác giả
Câu 5:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới: Điệp từ (Tại)
– Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ
+ Khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, có vần điệu
+ Tác giả như muốn nhấn mạnh về nỗi đau day dứt, không thể lí giải đơn giản giống như những sự vật trong cuộc sống
Câu 6:
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ: nuối tiếc, hụt hẫng, thất vọng
Câu 7:
– Em đồng ý với ý kiến “tình yêu đầu là tình yêu đẹp nhất”. Bởi vì tình yêu đầu là những điều trong sáng, đơn giản nhất của hai người. Đó là cảm xúc đơn sơ nhất, là kỉ niệm đẹp nhất mà mỗi người có được
Câu 8:
– Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em sau khi đọc xong văn bản là: Giữ kỉ niệm về tình yêu đầu là một tình yêu đẹp và trong sáng nhất trong mỗi chúng ta