Được mệnh danh là “bà hoàng thơ tình”. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Cỏ dại của Xuân Quỳnh nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên…

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Đọc hiểu Cỏ dại của Xuân Quỳnh

Câu 1. Xác định thể thơ trong đoạn trích trên

Câu 2. Loài cây gần gũi nhất với con người là gì?

Câu 3. Hình ảnh cỏ dại trong đoạn trích sau là loài cây như thế nào?

Cỏ dại quen nắng mưa

Làm sao mà giết được

Tới mùa nước dâng

Có thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên…

Câu 4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau và nêu tác dụng.

Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây

Một làn khói, một mùi hương trong gió…

Câu 5. Nếu được làm cỏ dại, anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

Câu 6. Thành phần trong ngoặc của câu sau gọi là gì?

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Trả lời Đọc hiểu Cỏ dại của Xuân Quỳnh

Câu 1.

– Thể thơ của bài thơ trên: Tự do

Câu 2.

– Loài cây gần gũi nhất với con người: Cây lúa

Câu 3.

– Trong đoạn trích trên, cỏ dại là một loại cây cứng đầu, gây hại cho mùa màng, cho nhân dân. Khiến cho nhân dân cực khổ để diệt trừ nó

Câu 4.

– Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ: Liệt kê

– Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Tác giả muốn miêu tả cho độc giả thấy những sự vật, hiện tượng có trong cuộc sống

Câu 5.

– Nếu như được làm cỏ dại, thì em cũng đồng ý. Bởi vì, tuy cỏ dại nhỏ bé là vậy nhưng sức sống tiềm tàng, niềm tin yêu mãnh liệt với cuộc sống của cỏ dại là điều mà các loài cây khác không thể làm được

Câu 6.

– Tác dụng của dấu ngoặc là để chú thích cho vấn đề, giúp người đọc biết thêm được thông tin về văn bản

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *