Thời gian sẽ không bao giờ chờ đợi bất kì một ai, khi ta lớn, có đủ sức gánh vác mọi chuyện thì lúc ấy mẹ của chúng ta chưa chắc đã có thể dõi theo bước chân của ta tới cuối con đường. Bởi mẹ đã vất vả dành hết cho ta tất cả mọi thứ từ tuổi xuân sức sống cho đến thời gian của mẹ mà không một lời oán trách. Hãy cùng đến với bài Đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ: Cơm nghèo mẹ nấu vậy mà ngon nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Nhớ mẹ

Cơm nghèo Mẹ nấu vậy mà ngon
Giọng nói thân thương mãi chẳng còn
Ước được sum vầy như thuở trước
Nụ cười ấm áp cõi lòng con.

Không màng đánh mất tuổi thanh xuân
Vất vả đắng cay mẹ đã từng…
Tất cả cho con không hoàn lại
Thường người khóe mắt trẻ rưng rưng

(Tác giả Mami Vam)

Đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ

Câu 1. Hình thức bài thơ “Nhớ mẹ” giống với bài thơ nào sau đây?

A. Trong lời mẹ hát

B. Những chiếc lá thơm tho

C. Mùa xuân II

D. Nhớ đồng

Câu 2. Bài thơ “Nhớ mẹ” có sử dụng cách gieo vần nào sau đây?

A. Vần liền, vần cách

B. Vần cách

C. Vần liền

D. Không sử dụng gieo vần

Câu 3. Tình cảm của người con dành cho mẹ được tác giả gợi nhắc qua những hình ảnh nào?

A. Cơm

B. Giọng nói

C. Giọng nói, nụ cười

D. Cơm, giọng nói, nụ cười

Câu 4. Bài thơ “Nhớ mẹ” chủ yếu sử dụng cách ngắt nhịp nào?

A. 3/4

B. 4/3

C. 2/2/3

D. 3/2/2

Câu 5. Bài thơ trên, tác giả viết về đề tài:

A. Những gương mặt thân yêu

B. Những gương mặt quen biết

C. Những người mình yêu

D. Những người thân trong gia đình

Câu 6. Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng biết ơn của con cái với đấng sinh thành

B. Kể về công lao của cha mẹ dành cho con cái

C. Tình yêu thương của cha mẹ

D. Tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng.

Câu 7. Câu thơ “Thương người khóe mắt trẻ rưng rưng” thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

A. Buồn vì mẹ không còn bên cạnh

B. Buồn vì nhớ mẹ

C. Xúc động của tác giả khi nhớ về mẹ mình

D. Thương mẹ cả đời vì con

Câu 8. Em hiểu gì qua hai câu thơ: “Không màng đánh mất tuổi thanh xuân/ Vất và đắng cay mẹ đã từng…)

A . Mẹ đã hi sinh hết cả tuổi trẻ của minh và trải qua bao nỗi vất vã để nuôi con khôn lớn

B. Mẹ phải chịu đựng rất nhiều nỗi cơ cực để nuôi con

C. Mẹ muốn dành tất cả sự yêu thương của mình cho con

D. Nỗi nhớ con của mẹ và những vất vã mẹ đã trải qua

Câu 9. Em thấy nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con như thế nào?

Câu 10. Qua văn bản, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A -> Hình thức bài thơ “Nhớ mẹ” giống với bài thơ “Trong lời mẹ hát”

Câu 2. D -> Bài thơ “Nhớ mẹ” không sử cách gieo vần

Câu 3. D -> Tình cảm của người con dành cho mẹ được tác giả gợi nhắc qua những hình ảnh: cơm, giọng nói, nụ cười của mẹ

Câu 4. B -> Bài thơ “Nhớ mẹ” chủ yếu sử dụng cách ngắt nhịp: 4/3 “Cơm nghèo mẹ nấu/vậy mà ngon”

Câu 5. D -> Bài thơ trên, tác giả viết về đề tài những người thân trong gia đình

Câu 6. A -> Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ lòng biết ơn của con cái với đấng sinh thành ở nhân vật trữ tình

Câu 7. C -> Câu thơ “Thương người khóe mắt trẻ rưng rưng” thể hiện cảm xúc xúc động của tác giả khi nhớ về mẹ mình

Câu 8. A -> Qua hai câu thơ: “Không màng đánh mất tuổi thanh xuân/ Vất và đắng cay mẹ đã từng…) em hiểu mẹ đã hi sinh hết cả tuổi trẻ của minh và trải qua bao nỗi vất vã để nuôi con khôn lớn

Câu 9. 

– Em thấy nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con hiếu thảo, giàu cảm xúc, vui vẻ khắc ghi hình bóng của mẹ và xúc động, buồn tủi khi nhớ đến những sự hi sinh, vất vả của mẹ dành cho mình

Câu 10.

– Qua văn bản, để thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ em sẽ luôn quan tâm, hỏi han gọi điện cho mẹ khi ở xa, thường xuyên trở về nhà cùng mẹ chia sẻ những chuyện xung quanh để tình cảm mẹ con gần lại với nhau hơn.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *