Có ý kiến cho rằng: "Đó là một bức tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc". Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ "Ta về, mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" để làm rõ nhận xét trên.

Đề bài: Nhận xét về đoạn thơ dưới đây trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Đó là một bức tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc”. 

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người,
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đỏ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB GD, 2008)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ để làm rõ nhận xét trên. Từ đó nhận xét về phong cách thơ Tố Hữu.

Bài làm

1. Mở bài 

- Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu là bản tình ca kết tinh đậm đà ý nghĩa truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung dân tộc

- Giới thiệu đoạn thơ: Đoạn thơ miêu tả khung cảnh hài hòa giữa thiên nhiên và người dân Việt Bắc vốn được ví như “Đó là một bức tứ bình tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc”. 

2. Thân bài

“Bức tranh tứ bình” là gì? Là bức tranh về thiên nhiên gồm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. 

=> Đoạn thơ của Tố Hữu là hai bức tứ bình, một bức về thiên nhiên, một bức về “con người Việt Bắc”. Hai bức tranh hòa quyện tạo nên vẻ đẹp tươi thắm

a) Phân tích bức tranh thiên nhiên

- Với 2 câu thơ đầu:

+ “Hòa cùng người”:  Là cách nói nghệ thuật, tượng trưng và là một bộ phận của thiên nhiên

=> Là hai hình ảnh soi chiếu vào nhau, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa Việt Bắc.

- Với 8 câu thơ tiếp theo: 

+ Bức tranh mùa đông “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: Là sự hòa quyện giữa gam màu lạnh “xanh” (rừng) và gam màu nóng (hoa chuối)=> Xua đi cái lạnh ngàn năm của núi rừng.

+ Bức tranh mùa xuân “Mơ nở trắng rừng”: Không gian mùa xuân bừng sáng bởi sắc trắng của hoa mơ nở=> Hình ảnh giàu tính hiện thực, gợi lên màu sắc đặc trưng của núi rừng Việt Bắc.

+ Bức tranh mùa hè “Ve kêu rừng phách đỏ vàng”: Không chỉ có màu sắc, đường nét mà còn có cả âm thanh của tiếng ve gọi hè=> Nhấn mạnh sự thay đổi thời gian khi gió thổi, ve kêu gọi hè.

+ Bức tranh mùa thu “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: Gợi sự hoà hợp giữa thiên nhiên (rừng thu)- không gian (trăng) - cuộc sống yên vui giữa người đi và kẻ ở => Là không khí báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống yên vui

b) Phân tích con người Việt Bắc

- Bức tranh mùa đông: Dáng vẻ con người hiện lên với hình ảnh chăm chỉ lao động “dao gài thắt lưng” 

- Bức tranh mùa xuân: Hình ảnh cô gái với đôi bàn tay dịu dàng, cần mận khi “chuốt từng sợi giang”

- Bức tranh mùa hè: Tiếp tục là hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” luôn cần cù, kiên nhẫn

- Bức tranh mùa thu: “Tiéng hát ân tình thuỷ chung” mang tâm hồn miệt mài, chịu khó của người dân Việt Bắc luôn cưu mang cán bộ cách mạng

=> Sau mỗi câu lục nói về hoa là đến câu bát nói về người. Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên

c) Nhận xét phong cách thơ Tố Hữu: 

- Về nội dung: Phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam thời kỳ cách mạng với truyền thống tương thân tương ái.

- Về nghệ thuật: Giàu tính dân tộc:

+ Thể thơ lục bát

+ Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên 

+ Ngôn ngữ dung dị, sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình - ta” 

+ Hình ảnh thơ gần gũi, nhạc điệu da diết 

3. Kết bài

- Bức tranh như in rõ dấu ấn của tấm lòng nhà thơ với cái nhìn chứa chan tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người nhà thơ.

Gia Sư Hocmai360
29/5/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question