1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

     Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:

– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên.  Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:

– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:

– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”

 (Trích Chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ,2016,Tr.142) 

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên. Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy?

Câu 2.Điều gì khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và  tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng?

Câu 3. Nhận xét về một vẻ đẹp phẩm chất nổi bật của Tử Hư trong đoạn trích.

Câu 4. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 5. Từ chủ đề câu chuyện, em hãy rút ra bài học cho mình

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1:

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ở ngữ liệu Đọc hiểu

Câu 2:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về tình trạng chặt phá rừng  ở nước ta hiện nay.

  

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 – Thể loại: Truyền kì ( 0,25 điểm)

– Truyện kể bằng ngôi: thứ 3 (0,25 điểm )

 

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm.

– Câu trả lời khác hoặc không trả lời : 0 điểm

0,5
2 Đáp án:  

– Điều khiến Dương Trạm được Đức Đế quân khen là có bụng tốt và  tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng là:

“Hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi.

 

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án : 0.5 điểm.

– Học sinh chép nguyên đoạn văn: 0.25 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5
3 – Vẻ  đẹp phẩm chất của Tử Hư: là người sống có tình nghĩa, biết tôn sư trọng đạo (0,5 điểm)

– Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra: Tử Hư mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những học trò đất Việt, nêu gương sáng cho mọi người về lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa  (0,5 điểm)

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

1,0
4 – Các yếu tố kì ảo: (0,5 điểm)

+ Có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu,  người ngồi trong xe là Dương Trạm ( đã mất trước đó 3 năm)

+ Đức Đế quân khen Dương Trạm là người tốt, tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng.

– Tác dụng:  (0,5 điểm)

+ Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, tạo hứng thú cho người đọc người nghe, thúc đẩy cốt truyện phát triển, tạo sự bất ngờ

+ Khắc họa, làm nổi bật đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện, muốn bất tử hóa nhân vật Dương trạm, ca ngợi tính cách của người thầy trọng chữ tín, trọng tri thức.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

(Chấp nhận cách diễn đạt tương đương)

 

1,0
5 Chủ đề: ca ngợi tình nghĩa thầy trò cao quý, đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo.(0,5 điểm)

– Bài học rút ra:(0,5 điểm)

+  Hiểu được vai trò to lớn của thầy cô, yêu kính và biết ơn thầy cô, biết coi trọng tri thức.

+ Ra sức học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự quan tâm chỉ bảo của Thầy cô

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng ý): 1,0 điểm.

– Học sinh trả lời được nửa ý: 0.5 điểm

– Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm

(Chấp nhận cách diễn đạt tương đương)

1,0
II   LÀM VĂN 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ở ngữ liệu Đọc hiểu 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận

-Tác giả Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng sống vào thế kì 16

– Truyền kì mạn lục là tập truyện bằng chữ Hán nổi tiếng của ông

– “Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào”  là một trong những câu chuyện hay của tập truyện. Câu chuyện để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc về nét đặc sắc nghệ thuật.

* Thân đoạn:

– Không gian, thời gian đan xen giữa cõi trần và cõi tiên (dẫn chứng)

– Sử dụng yếu tố kì ảo là một đặc trưng của truyện truyền kì góp phần tạo nên màu sắc kì ảo, hấp dẫn cho tác phẩm (dẫn chứng)

– Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, đan xen giữa hiện thực và kì ảo. Cách kể này đã giúp cho tác phẩm trở nên sống động, hấp dẫn người đọc.(dẫn chứng)

– Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, phù hợp với tính cách nhân vật(dẫn chứng)

-> ca ngợi tình nghĩa thầy trò cao quý, đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: tình trạng chặt phá rừng  ở nước ta hiện nay. 4,0
  a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình trạng chặt phá rừng  ở nước ta hiện nay. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cuả bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài: Triển khai và làm rõ các luận điểm bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng.

Luận điểm 1: Giải thích và làm rõ hiện tượng:

– Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước,   ngăn chặn lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…

– Phá rừng là hoạt động chặt cây vĩnh viễn để nhằm lấy gỗ hoặc lấy đất sử dụng cho mục đích khác.

– Thực trạng phá rừng  đã diễn ra từ lâu và ngày càng phức tạp. Theo như thống kê  gần đây cho biết độ che phủ rừng chỉ còn chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

 

Luận điểm 2: Hậu quả nghiêm trọng của việc chặt phá rừng

-Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần giữ nước, ngăn chặn hiện tượng lũ quét, lũ ống.

Việc chặt phá rừng  gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tiêu biểu như:

+  Làm xói mòn đất, dẫn đến sa mạc hóa và mất môi trường sống cho các loài; từ đó dẫn đến mất đa dạng sinh học, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật và mất vẻ đẹp tự nhiên.

+ Làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như mưa lớn, khô hạn…

+  Khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn, hậu quả càng nghiêm trọng

Luận điểm 3:  (Ý kiến trái chiều) Nhiều người cho rằng việc bảo vệ rừng phòng hộ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng chứ không phải của cá nhân. Tuy nhiên, việc nhận thức như vậy là chưa đúng, bởi hâu  quả của nạn phá rừng không phải chỉ gây ra với riêng ai  mà với tất cả mọi người. Do đó, vì sự bền vững của cuộc sống, tất cả chúng ta đều cần có trách nhiệ bảo vệ rừng

 

Luận điểm 4: (Giải pháp cho sự việc) việc cần làm  để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng:

+  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao  nhận thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ rừng

+ Người dân cần báo tin, tố giác tội phạm với cơ quan chức năng khi phát hiện các vụ việc, hoặc nghi có hành vi phá rừng nhằm ngăn chặn kịp thời.

+ Xử lí nghiêm những hành vi chặt phá rừng.

+ Tuyên truyền mọi người trồng rừng thay thế

 

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của  vấn đề nêu ra.

1.0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản 0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
Tổng điểm 10,0

 

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *