ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT MÔN NGỮ VĂN

Năm học 2025-2026

( Thời gian làm bài 120 phút)

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau:

…Cứ thế bằng lăng đã dâng những mùa tím nguyên vẹn mỗi độ hè về để đem tặng cho nhân gian. Nhưng rồi sắc tím hoen nhanh. Chỉ ít ngày là bợt bạc hết. Nếu mưa dông đầu mùa ập về thì bằng lăng tím sũng, váy áo mỗi cánh hoa như phấn tím nhạt dần trôi theo mưa lặn vào đất. Còn bao cánh rụng thì bị nát dần dưới chân người và chân mưa. Cũng chẳng phải đợi đến lúc ấy, bằng lăng mới bị lãng quên. Ngay lúc bằng lăng đang ríu ran mở vũ hội tím dưới chân mình, nó đã bị quên rồi. Thói cả thèm chóng chán của con người đã nhanh chóng thấy ở bằng lăng một sắc tím thỏa thuê, một sắc tím nhàm rồi. Mà bằng lăng nào có đòi hỏi gì. Vẫn nở yêu kiều thế, vẫn khai hội tưng bừng thế, vẫn ríu ran hào phóng thế, hồn nhiên khi trổ cành, điềm nhiên khi lìa cành, tỏa sáng một đời hoa, cháy tận một sắc tím, rồi băng. Bất chấp sự đơn bạc của nhân gian. Đó là phận hoa. Đó là kiếp hoa. Đó là lẽ hoa rồi…

(Trích Tùy bút Tự tình cùng cái đẹp, Chu Văn Sơn, NXB Hội nhà văn, 2019)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2. Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong câu văn: Vẫn nở yêu kiều thế, vẫn khai hội tưng bừng thế, vẫn ríu ran hào phóng thế, hồn nhiên khi trổ cành, điềm nhiên khi lìa cành, tỏa sáng một đời hoa, cháy tận một sắc tím, rồi băng.

Câu 4. Em có cho rằng mỗi một sự vật và con người đều cần biết tô điểm cho cuộc đời như tác giả viết “Cứ thế bằng lăng đã dâng những mùa tím nguyên vẹn mỗi độ hè về để đem tặng cho nhân gian” không? Vì sao?

  1. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, em có suy nghĩ gì về vấn đề giá trị của việc mỗi chúng ta biết nâng niu cái đẹp bình dị trong cuộc sống (viết đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 2 ( 4,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của bài thơ sau

Mẹ

(Viễn Phương)

Con nhớ ngày xưa mẹ hát:

“Hoa sen lặng lẽ dưới đầm

Hương bay dịu dàng bát ngát

Thơm tho không gian thời gian…”.

Mẹ nghèo như đóa hoa sen

Năm tháng âm thầm lặng lẽ

Giọt máu hòa theo dòng lệ

Hương đời mẹ ướp cho con.

Khi con thành đóa hoa thơm

Đời mẹ lắt lay chiếc bóng,

Con đi… chân trời gió lộng

Mẹ về… nắng quái chiều hôm.

Sen đã tàn sau mùa hạ,

Mẹ đã lìa xa cõi đời.

Sen tàn rồi sen lại nở

Mẹ thành ngôi sao lên trời .

(Dẫn theo nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giáo dục Việt Nam, 1999, trang 17)

Chú thích

* Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Một số tác phẩm tiêu biểu của Viễn Phương: Ngày đầu tiên đi học, Viếng Lăng Bác, Mẹ….

trời.

*Nắng quái (dt): Nắng yếu lúc chiều tà, khi mặt trời đã hạ xuống dưới đường chân

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. Hướng dẫn chung:

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.

– Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng.

– Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

– Điểm toàn bài là 10,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn).

  1. Hướng dẫn cụ thể và đáp án – thang điểm:
Câu

 

Một số gợi ý chính Điểm
 Phần đọc hiểu 

(4,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5
Câu 2. Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

– Trân trọng, nâng niu những cánh hoa bằng lăng, một vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

– Đau xót về sự trôi chảy tàn khốc của thời gian.

– Đồng thời thể hiện sự xót thương trước sự thay đổi của con người đã lãng quên những cánh hoa bằng lăng.

 

0,75

Câu 3.

– Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa: yêu kiều; tưng bừng; ríu ran; hào phóng; hồn nhiên; điềm nhiên; tỏa sáng.

– Tác dụng: Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt cho câu văn, đoạn văn.

+ Làm nổi bật vẻ đẹp của cây bằng lăng. Đó là một vẻ đẹp quyến rũ, mềm mỏng, xứng đáng với mệnh danh là “ nữ hoàng mùa hạ”. Khắc hoạ vẻ đẹp và sức sống của cây bằng lăng.

 

0,5

 

0,75

Câu 4. Học sinh có thể trình bày những quan điểm cá nhân của mình khác nhau. Nhưng cần có lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Dưới đây là một số gợi ý:

– Đánh giá:  Ý kiến hay, sâu sắc, có ý nghĩa.

– Lí giải:

+ Tác giả đã bàn về mỗi con người và sự vật trong cuộc sống cần có sự cố gắng, nỗ lực để tô điểm cho cuộc đời.

+ Con người chỉ sống được một lần duy nhất trên cũng giống cây bằng lăng vì vậy hãy dâng hết sức lực với cuộc đời, nỗ lực, cố gắng phấn đấu và tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời để không hối tiếc….

1,5

 

 

 

 

Phần  làm văn (6,0 điểm)

 

 

 

 

 

Câu 1. Từ nội dung của phần Đọc hiểu, em có suy nghĩ gì về vấn đề giá trị của việc mỗi chúng ta biết nâng niu cái đẹp bình dị trong cuộc sống (viết bài văn không quá 01 trang giấy thi).  

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn nghị luận xã hội

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Giá trị của việc mỗi chúng ta biết nâng niu cái đẹp bình dị trong cuộc sống

 
c. Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:  
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,25
* Giải thích

Trân trọng những điều bình dị quanh ta: là việc mỗi người yêu thương những điều xung quanh từ những thứ nhỏ nhặt nhất, từ đó thêm yêu cuộc sống của mình và sống yêu thương, có ích hơn để giúp cho xã hội phát triển bền đẹp hơn.

=>Ý kiến đã đề cập đến một quan niệm nhân sinh đúng đắn: Việc trân trọng những điều bình dị quanh ta vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mỗi người, nó giúp cho cuộc sống của ta thêm tốt đẹp hơn, con người sống hạnh phúc hơn, bình yên hơn.

 

 

0,5

* Bàn luận

+ Trân trọng những điều bình dị quanh ta là việc chúng ta yêu thương, nâng niu những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, đó có thể là con đường đến trường, là ánh nắng, đám mây, là bạn bè, người thân xung quanh, là quyển sách, cây bút chúng ta đang có,…

+ Người biết trân trọng những điều bình dị quanh ta là người có cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực, tràn đầy niềm vui, sống với nhiệt huyết và luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp.

+ Trân trọng những điều bình dị quanh ta giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính, bằng góc nhìn tươi vui khiến ta có động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn.

– Dẫn chứng: Học sinh lấy dẫn chứng về những con người biết trân trọng cuộc sống, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình; Trong đoạn trích, tác giả nâng niu, trân trọng vẻ đẹp bình dị của hoa bằng lăng,…

– Mở rộng, nâng cao:

Việc trân trọng những điều bình dị quanh ta giúp ta biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, tạo ra nhiều của cải vật chất có giá trị cho bản thân cũng như cống hiến cho xã hội và giúp ta biết cân bằng giữa làm việc và tận hưởng cuộc sống tối đa.

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

* Phê phán: những người chưa biết trân trọng cuộc sống bình dị quanh mình, sống với những ước mộng cao xa mà bỏ quên những giá trị tốt đẹp của hiện tại. Lại có những người sống bi quan, không coi trọng cuộc sống hiện tại, không hài lòng với những thứ bản thân mình đang có,… Những người này dễ đánh mất bản thân và vấp ngã trong cuộc sống. 0,25
* Bài học nhận thức, hành động:

– Mỗi người cần phải hiểu sống từng giây phút có ý nghĩa trong cuộc đời là rất cần thiết. Nên cần có hành động hướng tới những điều tốt đẹp, nhân văn, bắt đầu từ những gì nhỏ bé, giản đơn và bình dị nhất.

– Mỗi học sinh cần trân trọng những giá trị bình dị quanh mình bằng cách cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt. Sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, sẵn sàng cho đi, san sẻ, giúp đỡ người khác.

0,25
*Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận. 0,25
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ, sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
e.  Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
  Câu 2. Phân tích bài thơ ” Mẹ” của Viễn Phương.

 

4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nếu được vấn đề, thần hài triển khai được vẫn đề và chia thành luận điểm, kết bài khái quát được vấn đề  

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Mẹ”

 

 

0,25

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lý lẽ, dẫn chứng, phân tích, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 
1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm…

 

0,25

2.Thân bài

* LĐ I(4 câu đầu): Sự hoài niệm của con về lời ru của mẹ, Động từ “nhớ”, thời gian “ngày xưa” cho thấy lời ra cùng tình yêu thương, sự ôm ấp vỗ về của mẹ luôn được con ghi nhớ, trấn trọng, nâng niu.

– Lời ru của mẹ gắn với bao hình ảnh thân quen tươi đẹp và con nhớ nhất là hình ảnh hoa sen

* Hàng loạt từ láy “lặng lẽ, dịu dàng, bất ngất” cùng nghệ thuật nhân hóa “Hoa sen lặng lẽ, hương hoa dịu dàng” mở ra một không gian yên bình, tươi sáng đẹp để ngập tràn hương thơm của loại hoa tinh khiết.

+ Từ láy “thơm thơ” được đảo lên đầu dòng thơ cảng nhấn mạnh hương thơm của hoa sen, hương thơm ấy thấm vào không gian, thời gian và neo đậu mãi trong tâm hồn con.

– Lời thơ của Viễn Phương gợi cho ta liên tưởng tới bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương hay bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…

– Tuổi thơ con hạnh phúc, ấm êm biết bao khi được sống trong tình yêu thương, trong lời ru của mẹ

 

 

 

 

1,0

* LĐ 2 (8 câu tiếp): Tình yêu thương bao la, công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặng của mẹ để cho con khôn lớn, trưởng thành.

– 4 câu thơ đầu. hình ảnh người mẹ vất vả, tảo tần, thầm lặng hi sinh vì con

* Biện pháp tu từ so sánh đặc sắc “Mẹ nghèo như đóa hoa sen” vừa nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó, sự giản đi, mộc mạc và phẩm chất cao quý của mẹ vừa thể hiện sự kính trọng, niềm tự hào của con với mẹ

+ Từ láy “âm thầm, lặng lẽ” diễn tả sự chịu đựng, nhẫn nhịn, hi sinh trước những vất vả, gian lao của cuộc đời để nuôi con khôn lớn

+ Hình ảnh ẩn dụ, thậm xưng “Giọt màu hòa theo dòng lệ Hương đời mẹ ướp cho con” nhấn mạnh những khó khăn, vất vả, mất mát, đón đau mà mẹ phải chịu đựng, phải đánh đổi để dành cho con những gì tốt đẹp, tinh túy nhất của cuộc đời.

4 cầu sau: Sự khôn lớn trưởng thành của con và sự già yếu đi của mẹ

+ Nghệ thuật ẩn dụ và đối lập được sử dụng đặc biệt thành công trong khổ thơ làm nổi bật quá trình khôn lớn, trưởng thành của con và nối vất vả, gian lao, sự già nua của mẹ.

Con càng khôn lớn, trưởng thành, đạt được thành công, sống có ích cho cuộc đời “đóa hoa thơm” thì mẹ càng yếu dần, mở dần “lắt lay” như “chiếc bóng”.

. Tương lai con càng rộng mở “chân trời gió lộng” thì mẹ cùng giá yếu, cô đơn và gần đất, xa trời “nắng quái chiều hôm”.

– Khổ thơ diễn tả sự thấu hiểu, nỗi xót xa, nghẹn ngào, day dứt và lòng biết ơn vô hạn của con trước sự đánh đổi, hi sinh của mẹ

1,0
* LD 3 (4 câu cuối): Nỗi đau đớn, xót xa của con khi mẹ không còn nữa

– Thời gian chảy trôi hết mùa hạ sen tàn và mẹ cùng với thời gian đặc biệt là những vất vả, hi sinh, mẹ cũng không còn nữa. Biện pháp nói giảm, nói tránh “Mẹ cũng lìa xa cõi đời” diễn tả nỗi đau buồn, trống trải, xót thương của con với mẹ.

+ Theo quy luật của tạo hóa: sen tăn rồi sen lại nở, nhưng mẹ thì đã ra đi mãi mãi không thể trở lại. Mẹ đã thành ngôi sao trên trời, xa xôi vội với nhưng mãi lung linh, chiếu sáng và bất tử với thời gian, trong lòng con.

+ Điệp từ “mẹ”, điệp ngũ “sen tàn”, nghệ thuật đối đã nhấn mạnh nỗi buồn đau, lòng kính trọng, biết ơn của con đối với mẹ.

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  c. Đánh giá, mở rộng

Với thể thơ 6 chữ, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh thơ trong sáng, giản dị, các biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối lập,… tác giả đã ngợi ca công lao và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu, lòng kinh trọng, biết ơn của con đối với mẹ. Bài thơ đã đưa ta về một thế giới quen thuộc của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, nhắc nhở ta phải trận trọng, biết ơn công lao, sự hi sinh của mẹ

Cùng với bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai, “Mẹ” của Trần Quốc Minh. Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương bài thơ “Mẹ”.

của Viễn Phương đã góp phần làm phong phủ, sâu sắc thêm đề tài về mẹ và tiếng lòng ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Dù viết về một đề tài quen thuộc nhưng bằng tài năng và tấm lòng của minh Viễn Phương vẫn tạo nên dấu ấn riêng khi khắc họa hình ảnh người mẹ qua hình thức nghệ thuật độc đảo: hình ảnh tương đồng giữa hoa sen và mẹ; hình ảnh so sánh, ẩn dụ mẹ như chiếc bóng, nắng quái chiều hôm, ngôi sao lên trời.

 

 

0,5

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị của bài thơ.

– Sự tác động của bài thơ với người đọc, bản thân.

 

0,25

 

——–Hết——–

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *