Dàn ý chi tiết Phân tích nhân vật ông sáu khi ở chiến khu trong bài Chiếc lược ngà

“Chiếc lược ngà” một áng văn hay ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha con thắm thiết. Mời các bạn tham khảo bài phân tích nhân vật ông sáu khi ở chiến khu qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Từ đó có những cảm nhận sâu sắc về tình cha con cao đẹp.


Dàn ý Phân tích nhân vật ông sáu khi ở chiến khu qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả
- Giới thiệu chung về tác phẩm và đoạn trích cần phân tích

Thân bài:

1. Giới thiệu chung về tác phẩm:

- Thể loại: truyện ngắn

- Tiêu đề: “chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm

- Mạch cảm xúc: tình cha con sâu nặng

Dàn ý chi tiết Phân tích nhân vật ông sáu khi ở chiến khu trong bài Chiếc lược ngà

2. Phân tích nhân vật ông Sáu khi ở chiến khu:

- khái quát đôi nét về nhà văn Nguyễn Quang Sáng

- khái quát tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, nôi dung,…

- nêu hoàn cảnh của hai cha con ông Sáu

- Ân hận vì lỡ tay đánh con

- Vui mừng khi tìm thấy chiếc ngà voi

- Tự tay làm chiếc lược ngà cho con gái

- Dồn hết tình cảm, nỗi nhớ con tỉ mỉ trong từng chi tiếc để làm nên chiếc lược ngà

- Hy sinh anh dung cho Tổ Quốc

Nghệ thuât:

- Xây dựng tình huống bất ngờ, thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật ông Sáu

- Cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn ngôi kể, cảnh kể và ngôn ngữ lời thoại cho nhân vật=> Góp phần không chỉ làm cho câu chuyện đảm bảo tính khách quan, chân thực, tin cậy mà còn hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể và dẫn dắt nội dung câu chuyện theo dòng cảm xúc của mình

- Xây dựng hình ảnh trung tâm “chiếc lược” là kỉ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con gái trước lúc hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ

Nội dung:

- Thể hiện tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành cho con. Đó chính là hiện thân cho trái tim của người cha dành trọn vẹn cho đứa con gái duy nhất của mình

Kết bài:

- Nêu giá trị đoạn trích


Dàn ý Phân tích nhân vật ông sáu khi ở chiến khu qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là núi là biển, là tình cảm thiêng liêng mà không gì có thể đáp lại được. Trong những năm chiến tranh khốc liệt, tình cảm ấy như một viên ngọc sáng quý. Nguyễn Quang Sáng gói trọn tất cả tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử cao cả ấy vào trong tác phẩm “chiếc lược ngà”. Nổi bật là tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho người con gái của mình khi đang ở chiến khu.

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho ta một số lượng tác phẩm khá lớn. Nguyễn Quang Sáng đã đạt được những thành công đáng kể trên bước đường văn học của mình và ông “luôn hiện diện trước dư luận văn học như người của thời sự”. Với lối viết chân thật, mộc mạc giản dị cùng với giọng văn đậm chất Nam Bộ, nhà văn đã tạo ra cho mình một phong cách sáng tác riêng biệt. Tác phẩm “chiếc lược ngà” là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam. “Chiếc lược ngà” được nhà văn sáng tác vào năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra quyết liệt. Tác phẩm kể về tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Trong những năm tháng đau thương của dân tộc, hình ảnh người mẹ già mất con, người vợ góa chồng hay những đứa trẻ mồ côi,… cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy, tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn tỏa sáng bất diệt. Ông Sáu là một chiến sĩ hoạt động cách mạng trên chiến trường, suốt tám năm ông chưa từng một lần được gặp mặt đứa con gái của mình. Kể từ lúc bé Thu chưa chào đời, ông đã lên đường tham gia kháng chiến. Hai cha con chưa từng có được gặp mặt nhau lần nào, bé Thu chỉ biết cha mình qua những tấm ảnh chụp chung với mẹ. Suốt những năm tháng trong chiến khu, ông Sáu luôn đau đáu, khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu thương của cha con. “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là biểu tượng chứa đựng tình cảm sâu nặng của hai cha con. Sau chuyến về thăm con gái vài ngày, anh Sáu phải trở lại chiến khu miền Đông. Qua lời kể của nhân vật tôi ta thấy được hoàn cảnh khó khăn, cùng cực của những ngày kháng chiến “tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích bắt đến ba lần, có ngày không gạo ăn, ăn toàn là bắp”.

Những đêm rừng dài, mệt nhọc tình cha con sâu đậm khiến anh Sáu luôn ân hận sao lại đánh con của mình. Cho đến một hôm ông tìm được khúc ngà voi trong rừng, ông thốt lên niềm vui sướng và quyết định tự tay làm cho con một chiếc lược. Bao nhiêu tình cảm của ông đều dồn hết vào việc chế tạo chiếc lược ngà, mong một ngày có thể trao tận tay món quà cho con. Ông hớn hở vui mừng như một đứa trẻ khi tìm kiếm được khúc ngà voi từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu “anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ trẻ được quà”. Đây dường như là cách duy nhất trong lúc này để ông có thể trao trọn tình yêu thương của mình cho đứa con gái bé bỏng “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Ông Sáu còn cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba” lên sống lưng lược. Đó là tất cả tình cảm, nỗi nhớ nhung, sự cao đẹp của tình mẫu tử. Mỗi khi nhớ bé Thu, ông lôi chiếc lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Những hành động đó cho thấy tình yêu vô bờ bến mà người cha dành cho con, tỉ mỉ đến từng răng lược, yêu thương con đến từng sợi tóc. Dù không thể tận tay dùng chiếc lược gỡ rối tóc cho con lúc này, nhưng nó dường như đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha. Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó chứa đựng biết bao tình cảm mến thương, mong ngóng của người cha dành cho con. Thế nhưng buồn thay, ông Sáu đã không kịp trở về để trao cho con món quà kỷ niệm đó, ông đã ra đi trong trận càn lớn của Mỹ- Ngụy. Trong những giây phút cuối cùng không còn đủ sức trăn trối lại gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đã dùng tất cả sức lực cuối cùng của mình để đưa vào túi móc cây lược đưa cho người bạn. Mặc dù điều trăn trối cuối cùng ông Sáu không thể nói thành lời, nhưng những hành động đó đã thể hiện tình cảm thiêng liêng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là sự ủy thác cuối cùng của tình mẫu tử. Người chiến sĩ ấy đã hy sinh anh dung để bảo về Tổ Quốc. Thể hiện tình yêu đất nước, yêu quê hương, luôn một lòng hướng về một mục tiêu chung- giải phóng dân tộc

Nhà văn xây dựng tình huống bất ngờ, thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật ông Sáu. Cùng với cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn ngôi kể, cảnh kể và ngôn ngữ lời thoại cho nhân vật. Góp phần không chỉ làm cho câu chuyện đảm bảo tính khách quan, chân thực, tin cậy mà còn hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể và dẫn dắt nội dung câu chuyện theo dòng cảm xúc của mình. Xây dựng hình ảnh trung tâm “chiếc lược” là kỉ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con gái trước lúc hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Thể hiện tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành cho con. Đó chính là hiện thân cho trái tim của người cha dành trọn vẹn cho đứa con gái duy nhất của mình.

Qua tác phẩm nói chung và đoạn trích lúc ông Sáu ở chiến khu ta thấy được tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Chiến tranh gây bao đau thương, mất mát cho mỗi chúng ta. Tác phẩm ca ngợi tình cha con cao đẹp, ca ngời tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Qua đó, thể hiện tấm lòng yêu quê hương, yêu đất nước của Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm là áng văn bất hủ, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng đọc giả về một thời vàng son của dân tộc.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question