Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương được thể hiện trong văn bản Những dặm đường xuân (Băng Sơn).

Tìm hiểu về tác giả Băng Sơn và văn bản Những dặm đường xuân

Tác giả Băng Sơn

Tiểu sử:

– Băng Sơn (1932 – 2010), tên khai sinh là Trần Quang Bốn.

– Quê quán: huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

– Sinh ra tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Cuộc đời:

Băng Sơn là nhà văn chuyên viết về Hà Nội, và đã sống cả cuộc đời để sáng tác, ghi chép về thành phố này.

Sự nghiệp:

– Ông là tác giả của nhiều tập tùy bút, bút ký được yêu thích, đặc biệt là những tác phẩm viết về Hà Nội.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

+ Thú ăn chơi người Hà Nội (4 tập, 1993)

+ Nước Việt hồn tôi (1995)

+ Nghìn năm còn lại (1996)

+ Đường vào Hà Nội (1997)

+ Dòng sông Hà Nội (2002)

– Các tác phẩm của Băng Sơn đã tạo ấn tượng sâu sắc và được đông đảo bạn đọc yêu mến, đặc biệt trong việc khắc họa và lưu giữ nét đẹp văn hóa Hà Nội.

Văn bản Những dặm đường xuân

Đề tài: Những dặm đường xuân viết về đề tài Tết cổ truyền, đó là những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền.

Ý nghĩa: Văn bản Những dặm đường xuân là lời nhắn gửi của người con xa quê với mảnh đất quê nhà khi mùa xuân đến, thể hiện những tinh tế, xao xuyến của nhân vật trữ tình khi “năm cùng tháng tận”, thời điểm giục giã mỗi người trở về quê hương yêu dấu của mình.

Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương trong văn bản Những dặm đường xuân

Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài

– Cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân quê hương được thể hiện qua văn bản:

+ Mùa xuân đến giục giã những con người xa quê mau trở về đoàn tụ với gia đình, sum họp vào khoảnh khắc cuối năm: Đó là thời điểm mỗi người đều hối hả, tất bật, ra ga cho kịp bởi “con tàu mình đi sắp chuyển bánh khởi hành, mau lên kẻo lỡ chuyến tàu đời…”

+  Là thời điểm mọi người vội vã, tất bật với những công việc cuối năm, công tác chuẩn bị đón Tết. Thông qua biện pháp nghệ thuật liệt kê, các câu văn dài được ngắt thành nhiều phần ngắn, tác giả đã nhấn mạnh không khí hối hả ở khắp nơi (nào sắm Tết, bán mua, nào vay mượn, trả nợ, cả vui lẫn lo toan, bấm đầu ngón chân xuống đất trơn cho khỏi ngã, lê chiếc dép mòn tung bụi,…).

+ Mùa xuân quê hương hiện lên với sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên, sự vật, con người: ngoài đồng, lúa đã “kín những mặt gương long lanh”; con chim khách cũng xốn xang khi thấy bước chân người rộn rã; các mái đình, mái chùa, bờ giếng, được sơn mới trắng tinh đón năm mới. Tất cả những tín hiệu này được cảm qua sự quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả.

+ Mùa xuân tươi đẹp ở những ước nguyện của con người khi xuân đến: mong cho mưa thuận gió hoà để cuộc sống con người được ấm êm, mong ước được đoàn tụ, sẻ chia; mong phiên chợ đông đúc và tấp nập; mong trở về nhà sau những năm tháng đi xa,..

– Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản:

+ Nội dung: Văn bản là lời nhắn gửi của người con xa quê với mảnh đất quê nhà khi mùa xuân đến, thể hiện những tinh tế, xao xuyến của nhân vật trữ tình khi “năm cùng tháng tận”, thời điểm giục giã mỗi người trở về quê hương yêu dấu của mình.

+ Nghệ thuật: Giọng điệu nhẹ nhàng, say đắm như một lời thủ thỉ, tâm tình tha thiết; hình ảnh giản dị, tự nhiên, miêu tả những sự vật, sự việc, khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật khi mùa xuân đến ở miền Bắc; ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu sức gợi,…

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *