Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ và đoạn trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”
Tác giả Nguyễn Dữ
Tiểu sử:
– Nguyễn Dữ (có ghi chép là Nguyễn Dư) sinh năm 1497, quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Gia Lâm (nay là xã Đỗ Lâm, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
– Ông là một danh sĩ thời Lê sơ.
Cuộc đời:
– Ông đậu Cử nhân, thi Hội trúng Tam trường.
– Nguyễn Dữ từng làm Tri huyện huyện Thanh Tuyền (nay là huyện Bình Tuyền) nhưng chỉ sau một năm thì từ chức để về nuôi mẹ.
– Ông sống ẩn cư và không bước chân ra chốn thị thành, qua đời tại Thanh Hóa.
Sự nghiệp:
– Tác phẩm duy nhất của ông là “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ được lưu truyền).
– Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình.
– “Truyền kỳ mạn lục” được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân đánh giá là một “thiên cổ kỳ bút”.
– Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời tựa cho tác phẩm này, còn Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm.
Tìm hiểu đoạn trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”
Bài đọc:
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
– Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
– Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Tóm tắt nội dung: Năm Quang Thái đời nhà Trần, có người Hóa Châu làm tri huyện Tiên Du, tên là Từ Thức. Cạnh huyện đường, có một tòa chùa danh tiếng. Trong chùa có một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở, người đến xem đông như hội. Một hôm, có người con gái xinh đẹp tuyệt vời, vin vào cành hoa không may làm gãy, bị người coi hoa bắt giữ. Động lòng thương, Từ Thức cởi áo gấm chuộc lỗi cho người con gái ấy. Tuy làm quan nhưng không mẫn cán, Từ Thức thường bị quan trên quở trách. Lại thêm tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, Từ Thức bèn trả ấn tín, bá quan rồi về, chu du khắp nơi. Từ Thức vào một hang động, lạc tới cõi tiên, tên gọi Phù Lai. Chàng được bà tiên gả vợ cho. Đó chính là tiên nữ Giáng Hương, người con gái đánh gãy cành hoa ngày ấy. Ở cõi tiên chừng một năm, Từ Thức nhớ quê nên xin về thăm một chuyến. Giáng Hương buồn bã, khóc lóc từ giã chàng và gửi theo một phong thư. Thoắt chốc, Từ đã về đến nhà nhưng từ ngày chàng lên cõi tiên đã 80 năm nên không ai biết chàng cả. Buồn bực, bùi ngùi, Từ Thức muốn lên xe mây đi nhưng xe đã biến thành chim bay đi mất. Mở thư Giáng Hương, Từ Thức mới biết đây là bức thư ly biệt, báo cho chàng biết chàng không bao giờ trở lại cõi tiên được nữa.
Dàn ý Cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận:
Tâm hồn của nhân vật Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
Bước 2: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Gợi ý:
Tâm hồn nhân vật Từ Thức: Giàu lòng nhân ái; lãng mạn, bay bổng; say mê vẻ đẹp thiên nhiên; ham thích tiêu dao, du ngoạn.
Đánh giá chung:
+ Nhân vật Từ Thức điển hình cho lối sống không màng danh lợi, “lánh đục về trong” của tầng lớp Nho sĩ thời phong kiến.
+ Hành động từ quan của Từ Thức đặt ra nhiều lối ứng xử trước thời cuộc, nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cả xã hội xưa và nay.
Cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan – Mẫu 1
Tác giả Nguyễn Dữ – ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời. Trong đó tác phẩm nối tiếng của ông là ” Truyền kỳ mạn lục” , có truyện ” Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên” đó cũng là một trong những câu chuyện hay của tập truyện. Câu chuyện kể về nhân vật Từ Thức.
Mở đầu câu chuyện Nguyễn Dữ có giới thiệu vào năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Ông có tính cách thích rượu, thích thơ văn, đàn hát, mến cảnh không muốn sống ở chốn quan trường ganh đua này. Có người nói với ông rằng ” thân phận thầy làm đến quan đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao! “. Nhưng ông trả lời là không muốn vì lợi danh mà phải sống bon chen, ông muốn sống một cuộc sống tự do, tự tại.
Sau đó ống đã xin từ quan đến hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Sống ở đó có rượu, có hoa, có thơ văn, có cảnh đẹp đó là những điều mà Từ Thức mong muốn. Ông là một con người thể hiện được phẩm chất không màng danh lợi và không chịu bó mình trong vòng danh lợi chật hẹp của chàng. Đồng thời, chàng từ chức để được tự do, cho thấy chàng là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu thiên nhiên,yêu thích sự tự do và bay nhảy, thích những thú vui của một thi nhân xưa: ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ.
Các nhân vật của Nguyễn Dữ đều mang trong mình những tính cách khác nhau, nhưng đều để lại dấu ấn đặc sắc trong lòng người đọc.
Cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan – Mẫu 2
Nguyễn Dữ là một tác giả nổi tiếng tại Việt Nam được biết đến với bộ truyện Truyền kỳ mạn lục. Đây là một bộ truyện ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian. Trong đó, Từ Thức lấy vợ tiên không chỉ là một truyện hay, còn là một lời dạy về sự thanh cao, liêm khiết. Thể hiện rõ nhất cho tư tưởng ấy chính là nhân vật Từ Thức, nhân vật chính của truyện.
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức
Từ Thức lấy vợ tiên được ghi chép lại vào thời Quang Thái đời nhà Trần, ông là người ở Hoá Châu, phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Ông là người phong hoa, thích thơ văn, đàn hát và thích uống rượu ngâm thơ. Chính tính cách như vậy, ông chán ghét cảnh tạm bợ và ganh đua chốn quan trường thị phi này. Thứ Từ Thức hướng tới không phải là danh phận, tiền tài mà phải bán rẻ bản thân mình. Ông hướng tới một cuộc sống tự tại, tiêu dao. Vậy nên, ông từ chức quan để về ở ẩn tại hang động ở huyện Tống Sơn.
Chán ghét cuộc sống nơi quan trường, ông dứt khoát xin từ chức quan. Mặc dù có nhiều lời khuyên nhủ hay đàm tiếu, “thân phận thầy làm đến quan đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!”. Ông vẫn kiên quyết xin từ quan, trả lời rằng chẳng muốn vướng bận danh lợi, mưu toan. Hành động từ quan ấy làm nổi bật lên tính cách của một người “nghệ sĩ”. Đó là sự thanh cao của những người yêu chữ, mục đích của họ không phải là con đường tiền tài, danh lợi. Tác giả đã thực sự thành công khi chỉ thông qua một hành động, nhân vật Từ Thức trong mắt người đọc trở thành một tượng đài cho câu nói “thà hèn chứ không làm mất sơ tâm”.
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức
Hành động từ quan của Từ Thức cho người đọc thấy được nét đẹp từ khiết của nhân vật mà còn cả những nhà văn, nhà thơ thời xưa. Đa số họ đều rời xa chốn quan trường, hướng tới cuộc sống tự do. Minh chứng là việc niềm cảm hứng của họ đều dựa trên việc tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp. Thông qua những từ ngữ gợi hình với số lượng lớn, tính cách và hành động của nhân vật được thể hiện rất rõ nét. Nét tương phản giữa hình ảnh quan trường mưu mô và nơi Từ Thức tìm về đã làm nổi bật lên nét đẹp trong tâm hồn nhân vật.
Từ Thức lấy vợ tiên là một câu chuyện hay của Nguyễn Du nhằm tôn lên nét đẹp của nghệ thuật. Không những xây dựng được nhân vật vô cùng sinh động, cốt truyện cũng hấp dẫn người đọc không kém. Qua đó, ta thấy được một Từ Thức từ bỏ con đường sáng lạn trên chốn quan trường, trở về với những đam mê văn chương đích thực.